Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc?

Tôi thắc mắc là nếu là cán bộ, công chức nghỉ hưu rồi thì có còn bị kỷ luật không? Nếu nghỉ hưu rồi tham nhũng thì có bị xử lý không? Câu hỏi của anh Mạnh (Quảng Trị)

Những công việc nào mà cán bộ, công chức không được làm kể cả khi nghỉ việc?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức dù đã nghỉ việc, nghỉ hưu nhưng không được phép làm:

Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến bí mật nhà nước
1. Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
2. Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
3. Chính phủ quy định cụ thể danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm và chính sách đối với những người phải áp dụng quy định tại Điều này.

Như vậy, dù đã nghỉ việc thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, cán bộ công chức không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.

Xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc?

Công việc mà cán bộ, công chức không được làm kể cả khi nghỉ việc (Hình từ Internet)

Kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ việc?

Căn cứ theo Điều 84 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định như sau:

Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác
...
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này

Đồng thời, căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, tham nhũng được định nghĩa là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền lợi của người có chức vụ quyền hạn vì mục đích vụ lợi.

Về việc xử lý người có hành vi tham nhũng, căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 như sau:

Xử lý người có hành vi tham nhũng
1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

Như vậy, đối với cán bộ công chức đang trong thời gian công tác có vi phạm sau đó nghỉ việc hoặc nghỉ việc nhưng có hành vi tham nhũng thì tuỳ theo tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;

Trường hợp nào không tính thời hiệu kỷ luật với cán bộ, công chức?

Căn cứ theo quy định tại Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi Khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 như sau:

Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
...

Như vậy, có một số trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức như sau:

- Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;

- Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;

- Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.

Đi đến trang Tìm kiếm - Xử lý kỷ luật cán bộ
4,729 lượt xem
Xử lý kỷ luật cán bộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cán bộ được khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật không? Thời gian khiếu nại tính thời hạn xử lý kỷ luật hay không?
Lao động tiền lương
Trường hợp nào không tính vào thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ?
Lao động tiền lương
Thời gian khiếu nại quyết định kỷ luật có vào tính thời hạn xử lý kỷ luật cán bộ hay không?
Lao động tiền lương
Cán bộ nam đang nuôi con nhỏ có được tạm hoãn xử lý kỷ luật không?
Lao động tiền lương
Cán bộ đang nuôi con nhỏ vẫn bị xử lý kỷ luật trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Cán bộ trong thời gian điều trị bệnh nào thì chưa xem xét xử lý kỷ luật?
Lao động tiền lương
Chưa xem xét xử lý kỷ luật cán bộ trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Quyết định xử lý kỷ luật cán bộ có hiệu lực bao lâu?
Lao động tiền lương
Bổ sung thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ là ai?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào