Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia phải phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu nào?

Theo quy định thì việc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu nào?

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia phải phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu nào?

Căn cứ Điều 4 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật Việc làm;
2. Định dạng về cấu trúc thống nhất và xây dựng theo quy trình quy định tại Thông tư này;
3. Phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.

Theo đó, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia các nghề được xây dựng phải đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu của ASEAN và quốc tế.

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia phải phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu nào?

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia phải phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu nào? (Hình từ Internet)

Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm mấy phần?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có ba (03) thành phần cơ bản như sau:
1. Mô tả nghề:
Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc làm và công việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.
2. Danh mục các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực và sắp xếp theo các nhóm sau:
a) Năng lực cơ bản: gồm những năng lực áp dụng để làm việc nói chung không dành riêng cho một nghề hoặc một ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là ngành công nghiệp);
b) Năng lực chung: gồm những năng lực bắt buộc phải có khi làm việc trong một ngành công nghiệp cụ thể;
c) Năng lực chuyên môn: gồm những năng lực cần thiết của nghề mà một cá nhân cần có để được thừa nhận là có năng lực tại một cấp độ cụ thể.
3. Các đơn vị năng lực:
Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong danh mục các đơn vị năng lực. Đối với mỗi một đơn vị năng lực cụ thể phải thể hiện được các nội dung sau đây:
a) Tên đơn vị năng lực;
b) Thành phần và tiêu chí thực hiện: trình bày một cách đầy đủ về những thành phần trong một đơn vị năng lực cần phải thực hiện, mức độ thực hiện và kết quả đầu ra có thể đo lường, tính toán, xác định được;
c) Các kỹ năng quan trọng và kiến thức thiết yếu: đưa ra các thông tin về những kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện có hiệu quả và lựa chọn nguồn lực hoặc giải pháp thay thế để đạt được những kết quả đầu ra;
d) Điều kiện thực hiện: mô tả những thông số cho việc ứng dụng năng lực và những loại việc, nguồn lực, dịch vụ có thể ứng dụng khi sử dụng năng lực;
đ) Hướng dẫn đánh giá: đưa ra bối cảnh và phương pháp lựa chọn bằng chứng hỗ trợ cho việc đánh giá để xác định một cá nhân có đạt tiêu chuẩn của đơn vị năng lực hay không.
4. Định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Theo đó, cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia của một nghề gồm có ba (03) thành phần cơ bản như sau:

- Mô tả nghề: Nội dung mô tả phạm vi bao phủ của nghề, các vị trí việc làm và công việc chính cần phải thực hiện trong các bối cảnh áp dụng.

- Danh mục các đơn vị năng lực: Nội dung trình bày danh mục các đơn vị năng lực của nghề và các đơn vị năng lực của từng vị trí việc làm có trong nghề, trong đó liệt kê đầy đủ các đơn vị năng lực.

- Các đơn vị năng lực: Nội dung trình bày từng đơn vị năng lực có trong danh mục các đơn vị năng lực.

- Định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia theo mẫu tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 56/2015/TT-BLĐTBXH.

Tải mẫu định dạng cấu trúc của tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia: Tại đây

Ai có trách nhiệm công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia?

Căn cứ Điều 32 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Xây dựng, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
1. Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được xây dựng theo từng bậc trình độ kỹ năng nghề cho mỗi nghề và khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia. Số lượng bậc trình độ kỹ năng nghề phụ thuộc vào mức độ phức tạp của từng nghề.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn việc xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Theo đó, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chủ trì xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho từng nghề thuộc lĩnh vực quản lý và đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Như vậy, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ công bố tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.

Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia phải phù hợp với tiêu chuẩn tham chiếu nào?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có đúng không?
Lao động tiền lương
Cơ cấu của Hội đồng thẩm định tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia
84 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào