Vùng làm việc an toàn trong quy chuẩn về an toàn điện là vùng nào?
Vùng làm việc an toàn trong quy chuẩn về an toàn điện là vùng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có giải thích Vùng làm việc an toàn là vùng đã được thiết lập các biện pháp an toàn cho người, thiết bị khi thực hiện công việc.
Vùng làm việc an toàn trong quy chuẩn về an toàn điện là vùng nào?
Trách nhiệm thiết lập vùng làm việc an toàn ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 15 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có đề cập về trách nhiệm thiết lập vùng làm việc an toàn như sau:
Trước khi làm việc gần phần có điện, đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tạo vùng làm việc cho đơn vị công tác theo quy định sau:
- Yêu cầu đối với tạo vùng làm việc an toàn:
+ Không được ảnh hưởng đến vận hành của các phần có điện gần vùng làm việc an toàn.
+ Không cản trở hoặc gây khó khăn cho đơn vị công tác trong việc thoát nạn khi xảy ra tai nạn, sự cố.
- Đơn vị quản lý vận hành và đơn vị công tác phối hợp xác định ranh giới vùng làm việc an toàn.
- Lập rào chắn tạm thời hoặc áp dụng biện pháp phù hợp để đơn vị công tác xác định được ranh giới vùng làm việc an toàn bằng trực quan.
- Bàn giao vùng làm việc cho đơn vị công tác.
Đồng thời, tiểu mục 16 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định về việc tiếp nhận làm việc với vùng làm việc an toàn như sau:
- Khi tiếp nhận, Người chỉ huy trực tiếp và Người cho phép phải kiểm tra vùng làm việc an toàn.
- Trong quá trình làm việc đơn vị công tác không được:
+ Vượt qua ranh giới vùng làm việc an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập và bàn giao cho đơn vị công tác.
+ Dịch chuyển, dỡ bỏ rào chắn, biển báo, tín hiệu xác định vùng làm việc an toàn và các biện pháp an toàn do đơn vị quản lý vận hành lập.
Làm việc gần phần có điện cần đáp ứng yêu cầu về khoảng cách an toàn điện ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 13 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định về khoảng cách an toàn điện khi làm việc gần phần có điện như sau:
- Khi không có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn về điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV) | Khoảng cách an toàn về điện (m) |
Từ 01 đến 15 | 0,70 |
Trên 15 đến 35 | 1,00 |
Trên 35 đến 110 | 1,50 |
220 | 2,50 |
500 | 4,50 |
- Khi có rào chắn tạm thời, khoảng cách an toàn từ rào chắn đến phần có điện không nhỏ hơn quy định tại bảng sau:
Cấp điện áp (kV) | Khoảng cách an toàn về điện (m) |
Từ 01 đến 15 | 0,35 |
Trên 15 đến 35 | 0,60 |
Trên 35 đến 110 | 1,50 |
220 | 2,50 |
500 | 4,50 |
- Nếu không bảo đảm được khoảng cách quy định tại khoản 13.1 hoặc không thể đặt rào chắn quy định tại khoản 13.2 thì phải cắt điện để làm việc.
Ngoài ra, theo tiểu mục 14 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện cũng có quy định yêu cầu đối với rào chắn tạm thời như sau:
- Việc đặt rào chắn tạm thời phải được quyết định trước khi thực hiện công việc.
- Yêu cầu đối với rào chắn tạm thời:
+ Phải làm bằng vật liệu chắc chắn.
+ Không được đổ về phía phần có điện.
+ Phải bảo đảm khoảng cách theo quy định tại khoản 13.2 của Quy chuẩn này.
+ Không cản trở người tham gia thực hiện công việc rời khỏi vị trí làm việc khi xảy ra tai nạn, sự cố.
Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục III.IV Mục III Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện quy định:
III.IV. Lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
36. Những công việc phải lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Những công việc phải khảo sát hiện trường công tác theo quy định tại Điều 34 Quy chuẩn này.
37. Trách nhiệm lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Đơn vị công tác có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với đơn vị quản lý vận hành thực hiện việc lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công.
38. Nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
Các nội dung chính của biện pháp an toàn điện trong phương án thi công bao gồm (nhưng không hạn chế) các nội dung sau:
38.1. Tên công việc.
38.2. Phạm vi được phép làm việc.
38.3. Các yếu tố nguy hiểm tại hiện trường công tác, biện pháp phòng tránh và bảo đảm an toàn cho người tham gia thực hiện công việc và cho cộng đồng tại nơi làm việc; trường hợp công việc thực hiện nhiều ngày thì các bên liên quan thống nhất thỏa thuận.
38.4. Bố trí nguồn nhân lực thực hiện.
38.5. Trách nhiệm của đơn vị quản lý vận hành, đơn vị công tác để thực hiện công việc đúng tiến độ, bảo đảm an toàn.
39. Phê duyệt và sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công
39.1. Biện pháp an toàn điện trong phương án thi công phải được đơn vị quản lý vận hành phê duyệt trước khi thi công.
39.2. Sửa đổi, bổ sung biện pháp an toàn điện trong phương án thi công (nhưng không thay đổi nội dung chính) phải được hai bên thỏa thuận, thông báo đến các đơn vị liên quan.
Như vậy, khi lập biện pháp an toàn điện trong phương án thi công thực hiện phải tiến hành theo quy định trên.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?