Visa 403 là gì? Điều kiện xét Visa 403 là gì?
Visa 403 là gì?
Visa 403 nông nghiệp, còn được gọi là Visa nông nghiệp Úc, là một loại thị thực tạm thời cho phép người lao động nước ngoài làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp tại Úc.
Chương trình xuất khẩu lao động Úc này được thiết kế để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động trong các ngành này và tạo cơ hội việc làm cho người lao động từ các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam.
Visa 403 nông nghiệp sẽ bao gồm các ngành nghề chính là: trồng trọt, chăn nuôi bò sữa, len, ngũ cốc, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ và chế biến sơ cấp.
Điều kiện xét Visa 403 (Visa nông nghiệp Úc) là:
- Mang quốc tịch Việt Nam và phải cư trú tại Việt Nam khi bắt đầu nộp hồ sơ xin thị thực.
- Có những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Từ 21 tuổi trở lên.
- Có chứng chỉ tiếng Anh: tối thiểu PTE 30-36 (IELTS 4.5-5.0) và thi trong vòng 1 năm trước thời điểm nộp đơn. Lưu ý, các ứng viên có điểm PTE > 36 (IELTS > 5.0), có thể thi trong vòng 2 năm trước thời điểm nộp đơn.
- Được chủ lao động đủ điều kiện ở Úc bảo lãnh sang Úc làm việc.
- Đảm bảo các tiêu chuẩn về sức khỏe và pháp luật.
- Không có người phụ thuộc đi kèm
Xem chi tiết Bộ tiêu chí, quyền lợi, trách nhiệm của NLĐ Việt Nam đi làm việc trong ngành nông nghiệp tại Australia theo chương trình PALM: Tại đây
Visa 403 là gì? Điều kiện xét Visa 403 là gì?
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân ở cả Việt Nam và nước tiếp nhận không?
Tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
...
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
e) Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;
g) Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;
...
Theo đó, người đi xuất khẩu lao động không phải đóng thuế thu nhập cá nhân hai lần ở cả Việt Nam và nước tiếp nhận người lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Người lao động thuộc hộ cận nghèo có nhu cầu đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ gì?
Tại Điều 10 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
1. Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
a) Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
b) Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
c) Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
2. Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
3. Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
4. Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn quy trình, thủ tục và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng.
Theo đó, người lao động thuộc hộ cận nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được hỗ trợ:
- Hỗ trợ đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết gồm:
+ Học phí đào tạo nghề, ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết;
+ Tiền ăn trong thời gian thực tế học;
+ Chi phí đi lại (01 lượt đi và về) từ nơi cư trú đến địa điểm đào tạo từ 15 km trở lên hoặc từ 10 km trở lên đối với người lao động cư trú hợp pháp tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Riêng người lao động thuộc hộ nghèo và thuộc các huyện nghèo được hỗ trợ thêm tiền ở và đồ dùng cá nhân thiết yếu.
- Hỗ trợ chi phí làm thủ tục hộ chiếu, thị thực, khám sức khoẻ, lý lịch tư pháp trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ giải quyết rủi ro trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
- Hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề trong trường hợp nước tiếp nhận yêu cầu.
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Cyber Monday là gì? Cyber Monday 2024 diễn ra vào ngày nào? Năm 2024, người lao động còn những ngày nghỉ lễ nào?
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Chi tiết mức tiền thưởng từ 2025 trở đi áp dụng cho toàn bộ đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng là bao nhiêu?