Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Viện đúng không?
- Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Viện đúng không?
- Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải có quyền trình Bộ Giao thông vận tải quyết định quy hoạch những chức danh nào?
- Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải phải có trình độ lý luận chính trị như thế nào?
Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Viện đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 373/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Lãnh đạo Viện
1. Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải có Viện trưởng và các Phó Viện trưởng.
Số lượng Phó Viện trưởng thực hiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giao thông vận tải.
Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo quy định của pháp luật.
Phó Viện trưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động theo đề nghị của Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải.
2. Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về hoạt động của Viện. Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
Theo đó, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Viện.
Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Viện đúng không?
Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải có quyền trình Bộ Giao thông vận tải quyết định quy hoạch những chức danh nào?
Căn cứ theo Điều 8 Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 373/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Quyền hạn của Viện trưởng
1. Quyết định quy hoạch phát triển, kế hoạch hoạt động và biện pháp thực hiện của Viện.
2. Chỉ đạo, điều hành Viện thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được Bộ Giao thông vận tải giao và theo quy định của pháp luật.
3. Quyết định việc sắp xếp, điều chỉnh tổ chức bộ máy của Viện theo quy định của pháp luật; thành lập, tổ chức lại, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và ban hành điều lệ tổ chức hoạt động của các đơn vị trực thuộc theo quy định.
4. Trình Bộ Giao thông vận tải quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết chế độ, chính sách đối với chức danh Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kế toán trưởng và các viên chức khác của Viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
5. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm vào ngạch (hạng), chuyển chức danh nghề nghiệp và xếp lương, nâng lương, giải quyết chế độ, chính sách đối với viên chức, người lao động của Viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý.
6. Quyết định việc tuyển dụng viên chức, ký hợp đồng làm việc, xếp lương với những người được tuyển dụng theo quy định của pháp luật; ký hợp đồng lao động để thực hiện những công việc không cần thiết bố trí biên chế thường xuyên theo quy định của pháp luật.
7. Quyết định việc sắp xếp, bố trí sử dụng viên chức và người lao động phù hợp với năng lực, trình độ và chuyên môn của từng người; quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với viên chức, người lao động thuộc quyền quản lý theo quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Giao thông vận tải.
Theo đó, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải có quyền trình Bộ Giao thông vận tải quyết định quy hoạch đối với chức danh:
- Viện trưởng;
- Phó Viện trưởng;
- Kế toán trưởng;
- Các viên chức khác của Viện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải phải có trình độ lý luận chính trị như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 8 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 748/QĐ-BGTVT năm 2019, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Quyết định 573/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:
Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải
1. Chức danh cấp trưởng
a) Năng lực, hiểu biết: Thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 Điều 5 Quy định này.
b) Trình độ:
- Đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành khoa học và công nghệ hạng II hoặc tương đương trở lên.
- Có trình độ tiến sĩ chuyên ngành phù hợp.
- Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Có trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
...
Theo đó, Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?