Viên chức ngành Kiểm sát nhân dân có được kiến nghị khi không đồng ý với kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng không?
Viên chức ngành Kiểm sát nhân dân có được kiến nghị khi không đồng ý với kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng không?
Căn cứ Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thông báo kết quả và giải quyết kiến nghị
1. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động phải được thông báo bằng văn bản cho công chức, viên chức và người lao động sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày có kết luận của người hoặc cấp có thẩm quyền đánh giá.
2. Sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, xếp loại công chức, viên chức và người lao động của người hoặc cấp có thẩm quyền, nếu không nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại thì công chức, viên chức và người lao động có quyền kiến nghị; người hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận và thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc.
Theo đó, sau khi nhận được thông báo kết quả đánh giá, xếp loại viên chức ngành Kiểm sát nhân dân, nếu không nhất trí với kết luận đánh giá, xếp loại thì viên chức có quyền kiến nghị.
Người hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, kết luận và thông báo bằng văn bản chậm nhất sau 03 (ba) ngày làm việc.
Viên chức ngành Kiểm sát nhân dân có được kiến nghị khi không đồng ý với kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng không? (Hình từ Internet)
Thực hiện đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân vào thời điểm nào?
Căn cứ Điều 21 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động được thực hiện theo từng năm công tác (từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm đánh giá), trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm và hoàn thành trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.
2. Trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, xét nâng ngạch, nâng lương trước hạn, hết thời gian tập sự, khen thưởng, kỷ luật và thời điểm khác theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
3. Tại thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng, trường hợp công chức, viên chức và người lao động vắng mặt có lý do chính đáng hoặc nghỉ ốm, nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật, công chức, viên chức và người lao động có trách nhiệm làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan, đơn vị đang công tác để thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng.
Căn cứ vào khoản 1 Điều này và đặc thù của cơ quan, đơn vị, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị thống nhất với cấp ủy cùng cấp về việc kết hợp tổ chức cuộc họp đánh giá, xếp loại trong cơ quan, đơn vị mình, bảo đảm nghiêm túc, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
Theo đó, việc đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân được thực hiện theo từng năm công tác (từ ngày 01 tháng 12 năm trước đến ngày 30 tháng 11 của năm đánh giá), trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm và hoàn thành trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.
Trước khi quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, xét nâng ngạch, nâng lương trước hạn, hết thời gian tập sự, khen thưởng, kỷ luật và thời điểm khác theo yêu cầu của người hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Đánh giá chất lượng viên chức ngành Kiểm sát nhân dân được căn cứ vào đâu?
Căn cứ Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 323/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:
Căn cứ đánh giá
1. Đối với công chức:
a) Nghĩa vụ, đạo đức, văn hóa giao tiếp và những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức; quy định khác của pháp luật có liên quan, quy định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của đơn vị đối với công chức.
b) Tiêu chuẩn đối với ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo, quản lý.
c) Nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch công tác năm được phân công hoặc được giao chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
2. Đối với viên chức:
a) Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.
b) Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức; các quy định khác của pháp luật, của Ngành, của đơn vị đối với viên chức.
3. Đối với công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị và trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của đơn vị mình, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
4. Đối với người lao động
Căn cứ đánh giá là quyền và nghĩa vụ của người lao động theo hợp đồng đã ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Theo đó, đánh giá viên chức ngành Kiểm sát nhân dân được căn cứ dựa trên:
- Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết.
- Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử của viên chức; các quy định khác của pháp luật, của Ngành, của đơn vị đối với viên chức.
- Đối với viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị và trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của đơn vị mình, công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?