Viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ khi nào?
Có những mức xếp loại chất lượng viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo nào?
Căn cứ tại Điều 20 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định:
Các mức xếp loại chất lượng viên chức
Viên chức được đánh giá, xếp loại chất lượng theo các mức sau:
a) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
b) Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
c) Hoàn thành nhiệm vụ.
d) Không hoàn thành nhiệm vụ.
Theo đó, những mức xếp loại chất lượng viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo là:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Hoàn thành nhiệm vụ.
- Không hoàn thành nhiệm vụ.
Viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ khi nào?
Viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ khi nào?
Căn cứ tại Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định:
Tiêu chí xếp loại chất lượng viên chức ở mức hoàn thành nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý không đạt được các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên nhưng đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
a) Đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 6 Quy chế này và có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
b) Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
...
Theo đó, viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo không giữ chức vụ quản lý xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ khi không đạt được các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên nhưng đạt được tất cả các tiêu chí sau đây:
- Chính trị tư tưởng;
- Đạo đức, lối sống;
- Tác phong, lề lối làm việc;
- Ý thức tổ chức kỷ luật;
- Có thái độ tốt khi phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
- Các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao đều hoàn thành, trong đó có không quá 20% tiêu chí chưa bảo đảm chất lượng, tiến độ hoặc hiệu quả thấp.
Căn cứ vào đâu để đánh giá xếp loại chất lượng viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 3277/QĐ-BGDĐT năm 2021 quy định:
Nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm
1. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng đơn vị, công chức, viên chức hằng năm được thực hiện theo từng năm công tác; bảo đảm đúng thẩm quyền, khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức.
2. Việc đánh giá, xếp loại chất lượng phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương và kết quả thực hiện nhiệm vụ, tiến độ và chất lượng công việc, số lượng công việc được giao theo kế hoạch; nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; mức độ khó khăn, phức tạp, yêu cầu về trình độ chuyên môn của công việc và các yếu tố khách quan khác. Các nhiệm vụ được giao không hoàn thành hoặc chậm tiến độ do yếu tố khách quan, bất khả kháng và được cấp có thẩm quyền xác nhận thì được xem xét khi đánh giá, xếp loại chất lượng.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng công chức lãnh đạo, quản lý; viên chức quản lý phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị, lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách. Mức đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức đối với người đứng đầu không được cao hơn mức đánh giá, xếp loại chất lượng của đơn vị.
3. Công chức, viên chức có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng nhưng vẫn phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản.
...
Theo đó, việc đánh giá xếp loại chất lượng viên chức Bộ Giáo dục và Đào tạo phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao, ý thức trách nhiệm, chấp hành kỷ luật, kỷ cương và kết quả thực hiện nhiệm vụ, tiến độ và chất lượng công việc, số lượng công việc được giao theo kế hoạch; nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất; mức độ khó khăn, phức tạp, yêu cầu về trình độ chuyên môn của công việc và các yếu tố khách quan khác. Các nhiệm vụ được giao không hoàn thành hoặc chậm tiến độ do yếu tố khách quan, bất khả kháng và được cấp có thẩm quyền xác nhận thì được xem xét khi đánh giá xếp loại chất lượng.
Việc đánh giá xếp loại chất lượng viên chức quản lý phải căn cứ vào kết quả hoạt động của đơn vị, lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý, phụ trách. Mức đánh giá xếp loại chất lượng viên chức đối với người đứng đầu không được cao hơn mức đánh giá xếp loại chất lượng của đơn vị.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?