Việc làm dành cho người học cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?
Thế nào là ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành/nghề: công nghệ kỹ thuật ô tô (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu về ngành, nghề
Công nghệ kỹ thuật ô tô trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc về bảo dưỡng và sửa chữa các loại xe ô tô đảm bảo đúng qui trình và yêu cầu kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học Nghề “Công nghệ kỹ thuật ô tô” có thể làm việc tại các gara, xưởng sửa chữa ô tô, các trung tâm bảo hành của các hãng xe ô tô, các cơ sở kinh doanh, buôn bán ô tô và phụ tùng xe ô tô, các nhà máy lắp ráp ô tô, nhà máy sản xuất linh kiện và các công ty vận tải, hoặc tham gia giảng dạy thực hành ở các cơ sở đào tạo nghề về sửa chữa ô tô.
Để làm nghề “Công nghệ kỹ thuật ô tô”, người học phải có sức khỏe tốt, có đạo đức nghề nghiệp, có đủ kiến thức và kỹ năng chuyên môn để sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng được các vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên nghiên cứu, sáng tạo để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 75 tín chỉ).
Như vậy, pháp luật đã có những giới thiệu khái quát về ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hệ cao đẳng, đây là ngành nghề thực hiện các công việc về bảo dưỡng và sửa chữa các loại xe ô tô đảm bảo đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật.
Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hệ cao đẳng và cơ hội việc làm (Hình từ Internet)
Kỹ năng làm việc cần có sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
+ Bảo dưỡng xe đúng qui trình, đảm bảo các thông số và yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất;
+ Thực hiện đúng các qui trình kiểm tra và chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô;
+ Dự đoán chính xác các sai hỏng của ô tô;
+ Tháo và lắp thành thạo các chi tiết, các cơ cấu và hệ thống trên ô tô;
+ Thực hiện sửa chữa đúng quy trình, qui phạm đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;
+ Lập được kế hoạch tổ chức sửa chữa và quản lý các công việc phù hợp với các điều kiện nơi làm việc;
+ Sử dụng thành thạo các thiết bị và dụng cụ dùng cho chuyên môn nghề;
+ Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Quy định về kỹ năng cần có khi làm việc sau khi học ngành công nghệ kỹ thuật ô tô hệ cao đẳng được áp dụng để đảm bảo rằng các sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ khả năng và kiến thức để thực hiện công việc trong lĩnh vực ô tô mang lại năng suất và sự chất lượng trong lĩnh vực này.
Việc làm dành cho người học cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật ô tô là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
+ Bảo dưỡng ô tô;
+ Sửa chữa động cơ;
+ Sửa chữa hệ thống treo, lái, phanh và truyền lực ô tô;
+ Sửa chữa điện ô tô;
+ Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Người học cao đẳng ngành công nghệ kỹ thuật ô tô sau khi tốt nghiệp, nếu đáp ứng được các kiến thức cơ bản, kỹ năng chuyên ngành cùng với năng lực thì có thể đảm nhận các vị trí làm việc nêu trên. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm và mở rộng cơ hội việc làm của bản thân cũng dễ dàng hơn.
Do đó, việc trao dồi, rèn luyện kiến thức và kỹ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường là tiền đề mang trọng để có được việc làm phù hợp, mức lương mong muốn trong tương lai.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?