Vị trí việc làm nghề Quản trị khách sạn theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chủ yếu gồm các vị trí nào?
Tiêu chuẩn Kỹ năng Nghề Quản trị khách sạn theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia liên quan đến công tác gì?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị khách sạn kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì tiêu chuẩn Kỹ năng Nghề Quản trị khách sạn theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia liên quan đến công tác như sau:
Tiêu chuẩn Kỹ năng Nghề Quản trị khách sạn liên quan trực tiếp đến công tác quản lý kinh doanh các hoạt động phục vụ khách hàng trong chu trình phục vụ khách tại khách sạn. Các công việc chủ yếu mang tính đặc thù riêng của nghề Quản trị khách sạn là giám sát, đánh giá và cải tiến chất lượng dịch vụ thông qua việc kết nối các vị trí quản lý của tất cả các bộ phận tham gia cung ứng dịch vụ nhằm đạt mục đích kinh doanh và tối đa hóa sự hài lòng của khách hàng. Vì vậy, các công tác quản lý liên quan đến tài chính, an ninh an toàn và nhân sự cũng được bao gồm.
Các vị trí việc làm Nghề Quản trị khách sạn đòi hỏi người lao động phải có năng lực giám sát, kiểm tra và kết nối để công tác quản lý thực thi hiệu quả, rõ ràng đảm bảo hiệu suất lao động và người làm công tác quản lý phải có trình độ ngoại ngữ cơ bản thích ứng với từng cấp quản trị.
Vị trí việc làm nghề Quản trị khách sạn theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chủ yếu gồm các vị trí nào?
Vị trí việc làm nghề Quản trị khách sạn theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chủ yếu gồm các vị trí nào?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị khách sạn kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì vị trí việc làm nghề Quản trị khách sạn theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia chủ yếu gồm các vị trí như sau:
Các vị trí việc làm nghề Quản trị khách sạn chủ yếu bao gồm:
- Quản lý điều hành khách sạn: chịu trách nhiệm quan sát, kết nối các bộ phận cung ứng các dịch vụ chính gồm Khối lưu trú & Khối ăn uống cũng như các bộ phận gián tiếp phục vụ khách hàng là Khối Hậu sảnh gồm Kỷ thuật, An ninh an toàn, tài chính và hành chính- nhân sự.
- Trợ lý Tổng Giám Đốc: Chịu trách nhiệm giúp Ban Giám đốc về công tác quản lý và điều hành chung tất cả các bộ phận nhằm đảm bảo sự vận hành mang tính kết nối hợp lý nhất để việc kinh doanh diễn ra suôn sẻ.
- Quản lý khối lưu trú: Lập kế hoạch, kết nối và điều hành các hoạt động của Khối lưu trú bao gồm các hoạt động của Bộ phận Lễ tân và bộ phận Buồng.
- Quản lý tài chính chịu trách nhiệm lập kế hoạch giám sát theo dõi doanh thu, chi phí và lợi nhuận, đồng thời tham mưu cho Ban Giám đốc về các hoạt động thu chi của khách sạn bằng các kế hoạch tài chính.
- Quản lý khối ăn uống: Lập kế hoạch, kết nối và điều hành các hoạt động của Khối ăn uống nhằm đảm bảo cung ứng hiệu quả dịch vụ ăn uống cho khách có nhu cầu tại Nhà hàng và Bếp.
- Quản lý hội nghị, hội thảo và sự kiện: Lập kế hoạch, kết nối và điều hành các hoạt động liên quan đến yến tiệc, hội nghị và hội thảo trong và ngoài khách sạn với nhiều tổ thực hiện nhiệm vụ khác nhau.
- Quản lý khối dịch vụ giải trí: Lập kế hoạch, kết nối và điều hành các công việc liên quan đến các hoạt động kinh doanh dịch vụ giải trí cho khách.
- Quản lý bán hàng và tiếp thị: Lập kế hoạch về bán hàng và tiếp thị hiệu quả nhằm đảm bảo việc quảng bá, bán các dịch vụ mà khách sạn có trong các chương trình trong kế hoạch kinh doanh.
- Quản lý chăm sóc và quan hệ khách hàng: Lập kế hoạch và điều hành các hoạt động hỗ trợ khách hàng khi cung ứng dịch vụ lưu trú và ăn uống trong khách sạn kể từ lúc khách giao dịch mua buồng cho đến lúc khách thanh toán và rời khách sạn.
- Quản lý hành chính – nhân sự: Lập kế hoạch, tổ chức và thực thi công tác tuyển dụng, đào tạo, đánh giá chất lượng công việc của nhân viên và xử lý các nhiệm vụ hành chính của khối hậu sảnh khách sạn.
- Quản lý an ninh an toàn: chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều phối các hoạt động an ninh an toàn cho tất cả mọi người trong phạm vi khách sạn.
- Quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật: chịu trách nhiệm lãnh đạo và điều phối các hoạt động liên quan đến cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo hiệu quả, an toàn và tiết kiệm.
- Quản lý kho: Lập kế hoạch và điều phối việc xuất nhập hàng hóa phục vụ tại các bộ phận nhằm cung ứng dịch vụ nhanh nhất và hiệu quả nhất cho khách hàng.
- Quản lý mua sắm hàng hóa: chịu trách nhiệm tổng hợp tất cả các nhu cầu về hàng hóa của các bộ phận để lên kế hoạch mua sắm dùng cho việc kinh doanh theo năm tài khóa đảm bảo số lượng và chất lượng để phục vụ theo yêu cầu.
- Quản lý sân vườn cây cảnh: chịu trách nhiệm về trang trí và chăm sóc cây cảnh tại sảnh, buồng khách, nhà hàng, phòng họp/tiệc, khu vực công cộng và trong nội vi khuôn viên của khách sạn.
Ngoài kiến thức, kỹ năng lãnh đạo và quản lý, Bộ tiêu chuẩn còn đề cập đến các đơn vị năng lực nhằm đánh giá tính thích ứng cao của người quản lý, kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghề đáp ứng với vị trí quản lý và triết lý kinh doanh nghề khách sạn. Hơn thế nữa, kỹ năng giao tiếp với các đối tác, tính quyết đoán, cẩn thận, minh bạch và xây dựng ý thức về nghề quản lý cũng được đề ra ở một số các hoạt động trong hướng dẫn đánh giá.
Bộ tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị khách sạn nhắm đến điều gì?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị khách sạn kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì Bộ tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị khách sạn nhắm đến vấn đề sau:
Bộ tiêu chuẩn Kỹ năng nghề quốc gia nghề Quản trị khách sạn nhắm đến việc đánh giá vai trò kết nối hiệu quả các đầu mối quản lý bộ phận để tổ chức và vận hành các nhóm cung ứng dịch vụ lưu trú, ăn uống, hội nghị/hội thảo và bộ phận dịch vụ giải trí theo hướng quản lý hiện đại, đảm bảo chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp khách sạn.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?