Vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?

Cho tôi hỏi vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì? Câu hỏi từ anh H.M (TP.HCM).

Nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?

Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Mộc dân dụng kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì nghề Mộc dân dụng được quy định như sau:

Nghề Mộc dân dụng là nghề kết hợp kiến thức, kỹ năng của người thợ cùng với sử dụng cụ, thiết bị chuyên dụng tác động vào vật liệu gỗ để tạo ra các sản phẩm mộc thông dụng cho các công trình xây dựng như khuôn cửa, cánh cửa; ván gỗ ốp dầm, cột, trần, sàn, tường nhà; cầu thang gỗ ...

Vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?

Vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?

Vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia gồm những gì?

Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Mộc dân dụng kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng được quy định như sau:

Vị trí việc làm:

Pha phôi chi tiết thẳng: Trên cơ sở căn cứ vào bản vẽ thiết kế sản phẩm hoặc bảng kê kích thước phôi theo yêu cầu của khách hàng, tiến hành chuẩn bị nguyên liệu, chuẩn bị máy chuyên dùng, chuẩn bị dụng cụ để pha phôi. Pha phôi chi tiết thẳng được thực hiện trên các máy cưa đĩa cầm tay, máy cưa đĩa cố định như: máy cưa đĩa xẻ dọc, máy cưa đĩa bàn trượt, máy cưa rong, sản phẩm là phôi nguyên liệu, hình dạng phôi thẳng, kích thước phôi phải đảm bảo lượng dư gia công phù hợp cho công đoạn gia công tiếp theo.

Pha phôi chi tiết cong: Được thực hiện chủ yêu trên máy cưa vòng lượn hoặc máy CNC, sản phẩm là phôi nguyên liệu, hình dạng phôi cong, kích thước phôi phải đảm bảo lượng dư gia công phù hợp cho công đoạn gia công tiếp theo.

Gia công mặt phẳng: Là quá trình gia công mặt phẳng của chi tiết thẳng theo đúng bản vẽ thiết kế. Gia công mặt phẳng của chi tiết thẳng được thực hiện chủ yếu trên các máy bào thẩm, máy bào cuốn, máy bào hai mặt, hoặc máy bào bốn mặt.

Gia công mặt cong: Là quá trình gia công mặt cong của chi tiết cong theo đúng bản vẽ thiết kế. Gia công mặt cong được thực hiện trên máy phay cầm tay, máy phay tu bi hoặc máy CNC.

Gia công mối ghép mộng: Căn cứ vào bản vẽ bóc tách chi tiết của sản phẩm để xác định cấu tạo của mối ghép mộng, mối liên kết giữa các chi tiết với chi tiết để thực hiện việc gia công mối ghép. Gia công mối ghép mộng được thực hiện bằng máy chuyên dùng hoặc máy phay mộng CNC hoặc thực hiện hoàn toàn bằng dụng cụ thủ công.

Ghép ván: Tùy theo yêu cầu về kích thước của chi tiết, yêu cầu về chủng loại vật liệu của sản phẩm mà sản phẩm sử dụng ván ghép. Ghép ván là ghép các thanh gỗ hoặc tấm gỗ có kích thước nhỏ thành các thanh gỗ kích thước dài, tấm ván rộng, dài theo ý muốn. Quá trình ghép ván được thực hiện chủ yếu trên các máy ghép dọc và máy ghép ngang.

Tiện gỗ: Tiện gỗ được thực hiện hoàn toàn bằng máy tiện đẩy tay hoặc máy tiện CNC dưới sự điều khiển của con người, sản phẩm tiện được dùng chủ yếu vào làm cầu thang như: trụ tay vịn, thanh chống tay vịn; song cửa sổ.

Lắp ráp sản phẩm: Sau khi thực hiện xong việc gia công mối ghép của các chi tiết thì tiến hành lắp ráp sản phẩm để chỉnh sửa mối ghép mộng; kiểm tra độ đặc chắc, kín khít của các mối ghép; kiểm tra kích thước, hình dáng của sản phẩm so với bản vẽ thiết kế. Để thực hiện được việc lắp ráp sản phẩm, công việc đầu tiên phải lập được sơ đồ lắp ráp sản phẩm hoặc xác định được phương pháp lắp ráp của từng chủng loại sản phẩm để tránh việc lắp nhầm, lắp lẫn chi tiết. Lắp xong phải đánh dấu vị trí các mối liên kết, các bộ phận của sản phẩm để thuận tiện cho việc tháo rời sản phẩm.

Hoàn thiện sản phẩm: Đây là công đoạn cuối cùng của quá trình gia công sản phẩm, công đoạn này quyết định đến chất lượng sản phẩm. Vì vậy yêu cầu phải đánh nhẵn bề mặt sản phẩm, xử lý được các khuyết tật trên bề mặt sản phẩm, xử lý màu bề mặt sản phẩm (tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm) và làm bóng được bề mặt sản phẩm bằng vật liệu trang sức đồ gỗ đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật.

Tổ chức thi công và giám sát: là quá trình điều hành, giám sát hoạt động sản xuất của xưởng hoặc công ty theo nhiệm vụ và kế hoạch được giao. Tổ chức phân công công việc, đôn đốc, hướng dẫn công nhân trong ca sản xuất đảm bảo đúng tiến độ, yêu cầu chất lượng sản phẩm.

Tư vấn và thiết kế sản phẩm mộc dân dụng: là nhiệm vụ tiếp nhận thông tin đặt hàng của khách, tiến hành khảo sát hiện trường, khảo sát thông tin trên thị trường để làm căn cứ để vẽ thiết kế sản phẩm và trao đổi, đàm phán với khách hàng về mẫu mã sản phẩm và giá thành sản phẩm. Công việc thiết kế được vẽ bằng tay và vẽ trên máy vi tính bằng phầm mềm ứng dụng. Thiết kế sản phẩm theo ý tưởng sáng tạo của người thiết kế hoặc thiết kế theo sự mô tả ý tưởng của khách hàng hoặc thiết kế theo mẫu có sẵn mục đích là tạo ra bản vẽ kỹ thuật phục vụ cho việc gia công sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn.

Các vị trí việc làm của nghề được thực hiện tại các công ty, các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trong nước và quốc tế, hoặc thực hiện tại xưởng sản xuất nhỏ ở các địa phương.

Để thực hiện các vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì người thợ phải thế nào?

Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Mộc dân dụng kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì để thực hiện các vị trí việc làm của nghề Mộc dân dụng theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì người thợ phải có điều kiện như sau:

Để thực hiện các vị trí việc làm của nghề, người thợ phải có sức khỏe tốt, năng động sáng tạo, có đủ kiến thức chuyên môn, đam mê nghề nghiệp, không ngừng việc tự học hỏi, rèn luyện nâng cao kỹ năng nghề và thường xuyên học tập để mở rộng kiến thức xã hội, vốn văn hóa; rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì; xây dựng ý thức công việc và sự say mê nghề nghiệp.

Vị trí việc làm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
Lao động tiền lương
Có bao nhiêu loại vị trí việc làm của viên chức theo khối lượng công việc?
Lao động tiền lương
Chính thức ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT để thay thế hệ thống bảng lương nào?
Lao động tiền lương
Việc lựa chọn viên chức vào vị trí việc làm còn thiếu được thực hiện trên nguyên tắc nào?
Lao động tiền lương
Vị trí việc làm công chức là gì? Nâng ngạch công chức cần căn cứ vào vị trí việc làm không?
Lao động tiền lương
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Vị trí việc làm viên chức được phân thành những loại nào?
Lao động tiền lương
Phân loại các nhóm vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Thống nhất tăng lương cho toàn bộ CBCCVC và LLVT trong 05 bảng lương theo vị trí việc làm dựa vào năng suất lao động đúng không?
Lao động tiền lương
Thực hiện điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập được trong các trường hợp nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Vị trí việc làm
912 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vị trí việc làm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vị trí việc làm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào