VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) được chữa trị chấn thương ở đâu?
- VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) được chữa trị chấn thương ở đâu?
- Chế độ thực phẩm chức năng đối với VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) thực hiện như thế nào?
- Tiền thưởng khi giành được huy chương tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic là bao nhiêu?
VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) được chữa trị chấn thương ở đâu?
Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 36/2019/NĐ-CP quy định về việc chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương như sau:
Chăm sóc sức khỏe và chữa trị chấn thương
1. Đơn vị sử dụng vận động viên thể thao thành tích cao có trách nhiệm:
a) Kiểm tra sức khỏe ban đầu cho vận động viên ngay khi được tuyển chọn vào các cơ sở đào tạo và các đội tuyển thể thao;
b) Kiểm tra sức khỏe định kỳ cho vận động viên ít nhất 2 lần/năm;
c) Kiểm tra sức khỏe cho vận động viên trước khi tham gia thi đấu các giải thể thao thành tích cao.
2. Nội dung kiểm tra sức khỏe của vận động viên quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá về trình độ thể lực;
b) Kiểm tra, đánh giá về hình thái;
c) Kiểm tra, đánh giá về tâm lý;
d) Kiểm tra, đánh giá về y sinh học.
3. Nội dung kiểm tra sức khỏe cho vận động viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Vận động viên thể thao thành tích cao được chăm sóc sức khỏe, hồi phục chức năng và chữa trị chấn thương tại các cơ sở y tế trong nước.
Trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định cho vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập tập huấn tại các đội tuyển thể thao quốc gia chuẩn bị tham dự và có khả năng giành huy chương tại Đại hội thể thao châu Á (sau đây gọi là ASIAD), tham dự Đại hội thể thao Olympic (sau đây gọi là Olympic Games) và vận động viên tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật thế giới (sau đây gọi là Paralympic Games) được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.
Như vậy, VĐV bị chấn thương khi tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) sẽ được chữa trị chấn thương ở nước ngoài.
VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) được chữa trị chấn thương ở đâu?
Chế độ thực phẩm chức năng đối với VĐV tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) thực hiện như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư 86/2020/TT-BTC có quy định như sau:
Kinh phí thực hiện chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao thành tích cao
Kinh phí thực hiện chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao cân đối trong dự toán chi thường xuyên - kinh phí sự nghiệp thể dục thể thao được giao hàng năm của các đơn vị.
Chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên thể thao thành tích cao được triệu tập vào các đội tuyển thể thao quốc gia và có khả năng giành huy chương tại ASIAD, tham dự vòng loại và tham dự Olympic Games và vận động viên tham dự Paralympic Games thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Theo đó, chế độ thực phẩm chức năng đối với vận động viên tham dự Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic games) thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tiền thưởng khi giành được huy chương tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic là bao nhiêu?
(1) Đối với vận động viên
Theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 152/2018/NĐ-CP, mức tiền thưởng đối với vận động viên đạt huy chương tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic là:
a. Đối với Paralympic
- Huy chương vàng: 220 triệu đồng (mức thưởng cao nhất)
- Huy chương bạc: 140 triệu đồng.
- Huy chương đồng: 85 triệu đồng.
Phá kỷ lục: Đối với mỗi vận động viên phá kỷ lục thì ngoài mức tiền thưởng ứng với từng huy chương vừa nêu thì vận động viên sẽ nhận được thêm 85 triệu đồng nữa.
b. Đối với Paralympic trẻ
- Huy chương vàng: 45 triệu đồng (mức thưởng cao nhất).
- Huy chương bạc: 30 triệu đồng.
- Huy chương đồng: 20 triệu đồng.
Phá kỷ lục: Đối với mỗi vận động viên phá kỷ lục thì ngoài mức tiền thưởng ứng với từng huy chương vừa nêu thì vận động viên sẽ nhận được thêm 20 triệu đồng nữa.
(2) Đối với huấn luyện viên
Theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Nghị định 152/2018/NĐ-CP thì mức thưởng đối với huấn luyện viên trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích tại Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic được quy định như sau:
- Mức thưởng chung bằng mức thưởng đối với VĐV: Đối với HLV trực tiếp đào tạo vận động viên lập thành tích trong Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic (Paralympic games) có nội dung thi đấu cá nhân
- Mức thưởng chung bằng mức thưởng đối với VĐV đạt giải nhân với số lượng HLV: Đối với HLV trực tiếp đào tạo đội tuyển thi đấu lập thành tích trong Thế vận hội Người khuyết tật Paralympic (Paralympic games) có môn hoặc nội dung thi đấu tập thể. Quy tắc thưởng được tính như sau:
+ Dưới 04 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 01 HLV;
+ Từ 04 đến 08 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 02 HLV;
+ Từ 09 đến 12 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 03 HLV;
+ Từ 13 đến 15 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 04 HLV;
+ Trên 15 VĐV tham gia thi đấu, mức thưởng chung tính cho 05 HLV;
- Tỷ lệ phân chia tiền thưởng đối với các HLV được thực hiện theo nguyên tắc sau:
+ HLV trực tiếp huấn luyện đội tuyển được hưởng 60%;
+ HLV trực tiếp đào tạo vận động viên ở cơ sở trước khi tham gia đội tuyển được hưởng 40%.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Thống nhất lương hưu 2025 với mức 1, mức 2 sau đợt tăng hơn 15% dành cho người đã nghỉ hưu trước 1995 có đúng không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?