Vẫn có thể xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ việc?
Vẫn có thể xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ việc?
Tại Điều 84 Luật Cán bộ, công chức 2008, được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 có quy định:
Áp dụng quy định của Luật cán bộ, công chức đối với các đối tượng khác
...
5. Việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
a) Mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng, người có hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự, hành chính hoặc xử lý kỷ luật;
b) Cán bộ, công chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2020 được thực hiện theo quy định của Luật này.
Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Theo đó, cán bộ sau khi nghỉ việc mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Đối chiếu với quy định cũ Luật Cán bộ, công chức 2008 (có hiệu lực từ 01/01/2010), Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 (có hiệu lực từ 01/05/1998 - 01/01/2010) không có quy định về vấn đề xử lý kỷ luật đối với cán bộ sau khi nghỉ việc.
Như vậy kể từ ngày 01/07/2020, lần đầu tiên pháp luật quy định việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ sau khi nghỉ việc phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hình thức xử lý kỷ luật.
Ngoài ra, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 cũng nói rõ, cán bộ đã nghỉ việc có hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/7/2020 cũng được thực hiện theo quy định của Luật này.
Việc quy định xử lý kỷ luật sau thời gian nghỉ việc phù hợp với thực tiễn, giúp ngăn chặn tình trạng cán bộ thực hiện hành vi vi phạm rồi nghỉ việc để không bị xử lý kỷ luật.
Cán bộ sau khi nghỉ việc vẫn có thể bị xử lý kỷ luật? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ việc?
Tại Điều 22 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định:
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu được quy định như sau:
1. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Trong trường hợp này, cấp có thẩm quyền quyết định việc xử lý đối với các chức vụ, chức danh khác có liên quan.
2. Trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo thì cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Đối với người giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật.
Như vậy, thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ thuộc về:
- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh cao nhất ra quyết định xử lý kỷ luật trong trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách chức vụ, chức danh (trừ trường hợp là cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn)
- Cấp có thẩm quyền phê chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử, bổ nhiệm vào chức vụ, chức danh ra quyết định xử lý kỷ luật trong trường bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo (trừ trường hợp là cán bộ trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn).
- Thủ tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người giữ chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn.
Thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ việc như thế nào?
Tại Điều 23 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định:
Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu
1. Căn cứ vào quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý kỷ luật của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng đề xuất hình thức kỷ luật, thời điểm xử lý kỷ luật và thời gian thi hành kỷ luật.
Trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Thủ tướng Chính phủ thì đề xuất được gửi đồng thời tới Bộ Nội vụ để thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trường hợp chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền đối với người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm trong quá trình công tác, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 22 Nghị định này quyết định việc xử lý kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
Như vậy, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ việc được thực hiện theo quy trình nêu trên.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?
- Thời gian được hưởng phụ cấp đặc thù quốc phòng quân sự của Phó Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã tính từ ngày nào?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?