Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần trong quý 2 năm 2024, vì sao?
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần trong quý 2 năm 2024, vì sao?
Theo Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Tại Mục 5 Thông cáo báo chí thì tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2 năm 2024 là 2,29%, tăng 0,05 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0,01 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,71%; khu vực nông thôn là 2,01%.
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động sáu tháng đầu năm 2024 là 2,27%, không đổi so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực thành thị là 2,68%; khu vực nông thôn là 2%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) quý 2 năm 2024 là 8,01%, tăng 0,02 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. So với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần do thanh niên là lực lượng trẻ, nhu cầu có việc làm cao hơn, họ bắt buộc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thanh niên thường được trang bị các kiến thức tốt với trình độ cao nên họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc đúng như ý muốn hơn là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,19%; khu vực nông thôn là 6,86%. Trong quý 2 năm 2024, cả nước có khoảng 1,3 triệu thanh niên (từ 15-24 tuổi) không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo, chiếm 10,2%. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn là 11,3%, khu vực thành thị là 8,5%; nữ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo là 11,5%; nam là 9,0%.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) 6 tháng đầu năm 2024 là 8%, tăng 0,49 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,18%, tăng 0,65 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 6,87%, tăng 0,4 điểm phần trăm.
Như vậy so với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần và tương tự trong quý 2 năm 2024 cũng vậy (tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 2 năm 2024 là 2,29%; tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên từ 15 đến 24 tuổi quý 2 năm 2024 là 8,01%).
Lý do tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động bởi vì thanh niên là lực lượng trẻ, nhu cầu có việc làm cao hơn, họ bắt buộc tìm kiếm việc làm. Bên cạnh đó, thanh niên thường được trang bị các kiến thức tốt với trình độ cao nên họ có nhiều cơ hội lựa chọn công việc đúng như ý muốn hơn là làm các công việc tạm thời, thu nhập thấp.
Thông cáo báo chí về tình hình lao động, việc làm quý 2 và 6 tháng đầu năm 2024: TẢI VỀ.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên luôn cao và gấp hơn 3 lần trong quý 2 năm 2024, vì sao? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Tại khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm 2013 như sau:
Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;
c) Nguồn thu hợp pháp khác.
3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:
a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;
b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;
c) Hỗ trợ học nghề;
d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;
e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;
g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.
Như vậy, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động hiện nay như sau:
Phía người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng. Tuy nhiên, mức đóng tối đa bằng 1% của 20 lần mức lương tối thiểu vùng (khoản 2 Điều 58 Luật Việc làm 2013). Mức đóng tối đa phụ thuộc vào khu vực nơi họ làm việc.
Phía người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Bên cạnh đó, nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.
Các chế độ của bảo hiểm thất nghiệp hiện nay là gì?
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp có 4 chế độ hỗ trợ người lao động khi thất nghiệp, đó là:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?