Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở gì?

Dựa trên cơ sở nào để thực hiện tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức?

Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở gì?

Căn cứ Điều 6 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Các nguyên tắc quản lý viên chức
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự thống nhất quản lý của Nhà nước.
2. Bảo đảm quyền chủ động và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.
4. Thực hiện bình đẳng giới, các chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với viên chức là người có tài năng, người dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng, viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các chính sách ưu đãi khác của Nhà nước đối với viên chức.

Theo đó, việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và căn cứ vào hợp đồng làm việc.

Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở gì?

Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở gì? (Hình từ Internet)

Phải xem xét những nội dung gì khi thực hiện đánh giá viên chức?

Căn cứ Điều 41 Luật Viên chức 2010 (được sửa dổi bởi khoản 5 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:

Nội dung đánh giá viên chức
1. Việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
c) Việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;
d) Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;
đ) Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, viên chức quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;
b) Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.
3. Việc đánh giá viên chức được thực hiện như sau:
a) Đánh giá hàng năm; đánh giá trước khi kết thúc thời gian tập sự, ký kết tiếp hợp đồng làm việc, thay đổi vị trí việc làm; đánh giá trước khi xét khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, quy hoạch;
b) Căn cứ vào đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức ban hành hoặc giao người đứng đầu cơ quan, tổ chức trực tiếp sử dụng viên chức ban hành quy định đánh giá viên chức theo quý, tháng hoặc tuần phù hợp với đặc thù công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, bảo đảm công khai, dân chủ, khách quan, định lượng bằng kết quả, sản phẩm cụ thể; kết quả đánh giá là căn cứ để thực hiện đánh giá viên chức quy định tại điểm a khoản này.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, việc đánh giá viên chức được xem xét theo các nội dung sau đây:

- Việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng làm việc đã ký kết, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc và sản phẩm cụ thể;

- Thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp;

- Tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức;

- Thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức.

Ngoài các nội dung trên, đánh giá viên chức quản lý còn theo các nội dung sau:

- Năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ;

- Kế hoạch làm việc theo năm, quý, tháng và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức và đơn vị trực tiếp phụ trách.

Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách.

Đánh giá viên chức dựa trên căn cứ nào?

Căn cứ Điều 40 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Căn cứ đánh giá viên chức
Việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:
1. Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;
2. Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.

Theo đó, việc đánh giá viên chức được thực hiện dựa trên căn cứ sau đây:

- Các cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết;

- Quy định về đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xứ của viên chức.

Đánh giá viên chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người đứng đầu cơ quan thực hiện đánh giá viên chức vào những trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Đánh giá viên chức có căn cứ vào quy định về đạo đức nghề nghiệp không?
Lao động tiền lương
Việc đánh giá viên chức phải được thực hiện hàng năm có đúng không?
Lao động tiền lương
Việc đánh giá viên chức được thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Đánh giá viên chức có căn cứ vào thái độ phục vụ nhân dân không?
Lao động tiền lương
Tuyển dụng, sử dụng, quản lý, đánh giá viên chức được thực hiện trên cơ sở gì?
Lao động tiền lương
Mục đích của việc đánh giá viên chức là gì?
Lao động tiền lương
Việc đánh giá viên chức Bộ Khoa học và Công nghệ định kỳ hằng năm được thực hiện theo trình tự ra sao?
Lao động tiền lương
Khi đánh giá viên chức phải xem xét những nội dung gì?
Lao động tiền lương
Năm 2023 nội dung đánh giá viên chức có gì khác so với quy định cũ?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đánh giá viên chức
319 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào