Từ 1/7/2025 công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng có trách nhiệm gì?
Văn bản công chứng là gì?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Công chứng 2024 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công chứng là dịch vụ công do công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện để chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của giao dịch mà luật quy định phải công chứng, luật giao Chính phủ quy định phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được công chứng giao dịch theo quy định tại Điều 73 của Luật này.
2. Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng và thực hiện một số việc chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
3. Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức trong nước hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia giao dịch có yêu cầu công chứng giao dịch theo quy định của Luật này.
4. Văn bản công chứng là giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định của Luật này.
5. Hành nghề công chứng là việc công chứng viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, văn bản công chứng là giao dịch bằng văn bản đã được công chứng theo quy định.
Từ 1/7/2025 công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng có trách nhiệm gì?
Từ 1/7/2025 công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 52 Luật Công chứng 2024 quy định:
Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
1. Lỗi kỹ thuật là lỗi do sai sót trong khi ghi chép, đánh máy, in ấn văn bản công chứng mà việc sửa lỗi đó không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia giao dịch.
2. Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng nơi đã thực hiện việc công chứng đó; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng tạm ngừng hoạt động thì việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 32 của Luật này.
3. Công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề của trang được sửa lỗi kỹ thuật, ghi thời điểm sửa lỗi kỹ thuật kèm theo họ, tên, chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp khoảng trống bên lề không đủ chỗ để ghi nội dung sửa lỗi kỹ thuật thì có thể ghi vào trang đính kèm có đủ các nội dung nêu trên.
Công chứng viên có trách nhiệm sửa lỗi kỹ thuật đối với tất cả các bản gốc của văn bản công chứng, trừ trường hợp không thể thu hồi được tất cả các bản gốc. Việc sửa lỗi kỹ thuật phải được thông báo bằng văn bản cho những người tham gia giao dịch trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa lỗi kỹ thuật.
4. Việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng điện tử thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, từ 1/7/2025 công chứng viên thực hiện việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa với các giấy tờ trong hồ sơ công chứng, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi chữ, dấu hoặc con số đã được sửa vào bên lề của trang được sửa lỗi kỹ thuật, ghi thời điểm sửa lỗi kỹ thuật kèm theo họ, tên, chữ ký của mình và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp khoảng trống bên lề không đủ chỗ để ghi nội dung sửa lỗi kỹ thuật thì có thể ghi vào trang đính kèm có đủ các nội dung nêu trên.
Công chứng viên có trách nhiệm sửa lỗi kỹ thuật đối với tất cả các bản gốc của văn bản công chứng, trừ trường hợp không thể thu hồi được tất cả các bản gốc. Việc sửa lỗi kỹ thuật phải được thông báo bằng văn bản cho những người tham gia giao dịch trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc sửa lỗi kỹ thuật.
Văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm nào?
Căn cứ tại Điều 6 Luật Công chứng 2024 quy định:
Hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng viên ký và tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu vào văn bản; trường hợp là văn bản công chứng điện tử thì có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này.
2. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng.
3. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Theo đó, văn bản công chứng điện tử có hiệu lực kể từ thời điểm được ký bằng chữ ký số của công chứng viên và chữ ký số của tổ chức hành nghề công chứng.
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt lương hưu tháng 1 năm 2025: chi tiết lịch chi trả và mức hưởng tính như thế nào?
- Chốt lịch chi trả lương hưu tháng 1, tháng 2/2025 nhận gộp vào ngày nào?
- Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Khi nào thì chính thức tăng lương hưu cho người lao động?