Truyền thống vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam là gì?
Truyền thống vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam là gì?
- Sau ngày miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, để đáp ứng yêu cầu quản lý, bảo vệ vùng biển và bờ biển (từ Móng Cái-Quảng Ninh đến Cửa Tùng-Quảng Trị), ngày 7-5-1955, Bộ Quốc phòng ra Nghị định 284/NĐ-A thành lập Cục Phòng thủ Bờ biển trực thuộc Bộ Quốc phòng-tiền thân của Hải quân nhân dân Việt Nam ngày nay. Cục Phòng thủ Bờ biển ra đời mở đầu thời kỳ xây dựng và phát triển của Hải quân nhân dân Việt Nam.
- Trên chiến trường miền Nam, Hải quân nhân dân Việt Nam đã sáng tạo ra cách đánh đặc công nước hết sức độc đáo, táo bạo trên chiến trường sông, biển, đánh hơn 300 trận, đánh chìm, đánh hỏng 336 tàu, xuồng, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, góp phần cùng các lực lượng trên khắp chiến trường miền Nam đánh chìm, đánh hỏng 4.473 tàu, thuyền địch, đánh sập hàng trăm cầu cống... Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Hải quân huy động cao nhất tàu, thuyền để đưa gần 4000 cán bộ, chiến sĩ đi chiến đấu; phối hợp cùng Quân khu 5 thần tốc, táo bạo, bất ngờ tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa và các đảo ven biển miền Trung, vùng biển Tây Nam, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.
- Hải quân nhân dân Việt Nam đã thực hiện trọn vẹn lời căn dặn của Bác Hồ khi Người về thăm Hải quân (15-3-1961): “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó” Ghi nhận những chiến công đặc biệt xuất sắc của Hải quân nhân dân Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã tuyên dương danh hiệu Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, tặng thưởng 2 Huân chương Sao Vàng, 1 Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Độc lập, 3 Huân chương Quân công, 1 Huân chương Lao động. Hàng nghìn lượt tập thể và cá nhân được các cấp tặng danh hiệu anh hùng, huân chương các loại và nhiều phần thưởng cao quý khác…
- Gần 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân đã xây đắp nên truyền thống vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến, quyết thắng”.
- Hải quân nhân dân Việt Nam là quân chủng anh hùng của quân đội anh hùng, với một bề dày truyền thống rất vẻ vang. Trong gần 6 thập kỷ xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, mà thường xuyên và trực tiếp là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Hải quân nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, lập nhiều chiến công xuất sắc, xây đắp nên truyền thống “Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo, làm chủ vùng biển, quyết chiến, quyết thắng”. Truyền thống và những bài học rút ra từ thực tiễn lịch sử là nền tảng vững chắc để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân hôm nay phát huy lên một tầm cao mới trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Như vậy, truyền thống vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam là “Chiến đấu anh dũng; mưu trí, sáng tạo; làm chủ vùng biển; quyết chiến, quyết thắng”.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Truyền thống vẻ vang của Hải quân nhân dân Việt Nam là gì?
Thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Theo đó, 03 thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ sẽ có nhiệm vụ sau:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước;
- Có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng;
- Cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Ai là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
1. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?