Trường hợp nào cấp đổi Chứng minh viên chức quốc phòng?
Trường hợp nào cấp đổi Chứng minh viên chức quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp được cấp đổi chứng minh như sau:
Cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Cấp lần đầu đối với các đối tượng được quyết định tuyển chọn, tuyển dụng thành quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
2. Cấp đổi trong trường hợp sau đây:
a) Chứng minh hết thời hạn sử dụng quy định tại Điều 5 Nghị định này hoặc bị hư hỏng;
b) Chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng;
c) Thay đổi họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng do bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình.
3. Cấp lại trong trường hợp bị mất Chứng minh.
Theo đó Chứng minh viên chức quốc phòng sẽ được cấp đổi khi rơi vào một trong các trường hợp sau đây:
- Chứng minh viên chức quốc phòng hết thời hạn sử dụng quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2016/NĐ-CP hoặc bị hư hỏng;
- Chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng;
- Thay đổi họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng do bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình.
Trường hợp nào cấp đổi Chứng minh viên chức quốc phòng? (Hình từ Internet)
Thủ tục cấp đổi Chứng minh viên chức quốc phòng ra sao?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về trình tự thủ tục cấp đổi như sau:
Trình tự, thủ tục cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
...
2. Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại được thực hiện như sau:
a) Trường hợp cấp đổi quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, cá nhân điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp cấp đổi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này, cá nhân có đơn đề nghị cấp đổi, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp cấp lại do bị mất quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định này, cá nhân có đơn đề nghị cấp lại, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cho cơ quan quản lý nhân sự quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều này;
d) Cơ quan quản lý nhân sự thực hiện trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này.
Như vậy, trình tự cấp đổi Chứng minh viên chức quốc phòng được thực hiện như sau:
- Trường hợp Chứng minh viên chức quốc phòng hết thời hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng hoặc chuyển đổi đối tượng bố trí sử dụng thì viên chức quốc phòng điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự trung đoàn và tương đương hoặc cơ quan quản lý nhân sự sư đoàn và tương đương (tùy thuộc vào viên chức quốc phòng do cơ quan nào quản lí).
- Trường hợp cấp đổi Chứng minh viên chức quốc phòng do thay đổi họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc thay đổi nhận dạng do bị thương tích, thẩm mỹ, chỉnh hình cá nhân có đơn đề nghị cấp đổi, xác nhận của Thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp, điền vào tờ khai theo mẫu và nộp cơ quan quản lý nhân sự trung đoàn và tương đương hoặc cơ quan quản lý nhân sự sư đoàn và tương đương (tùy thuộc vào viên chức quốc phòng do cơ quan nào quản lí).
- Cơ quan quản lý nhân sự sẽ thực hiện trình tự, thủ tục cấp đổi theo quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này Điều 9 Nghị định 59/2016/NĐ-CP.
Ai có thẩm quyền trong việc cấp Chứng minh viên chức quốc phòng?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 59/2016/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp như sau:
Thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân.
Bên cạnh đó, Điều này cũng được hướng dẫn thêm bởi Điều 12 Thông tư 218/2016/TT-BQP, cụ thể:
Thẩm quyền cấp Chứng minh và Thẻ
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tướng.
2. Người chỉ huy hoặc Chính ủy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thẻ sĩ quan dự bị.
3. Người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng.
4. Người chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn và tương đương cấp Thẻ hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
5. Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện cấp Thẻ quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị.
6. Thủ trưởng Tổng cục Chính trị cấp Giấy chứng minh sĩ quan cấp tá, cấp úy; Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu cấp Chứng minh quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng, không được cấp con dấu thu nhỏ và Ban Cơ yếu Chính phủ.
Theo quy định trên thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thẩm quyền cấp Chứng minh viên chức quốc phòng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?