Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Tiêu chuẩn chức danh Bí thư tỉnh uỷ như thế nào?
Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào?
Ngày 23/1/1961, tại Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) quyết định thành lập Trung ương Cục miền Nam. Trung ương Cục miền Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ công tác Đảng ở miền Nam, trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.
Năm 1964, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư Trung ương Cục miền Nam, sau đó kiêm Bí thư Quân ủy Miền (lúc này đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Phó Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Khu Sài Gòn – Chợ Lớn). Giai đoạn 1967-1975, đồng chí Phạm Hùng (Bảy Cường) - ủy viên Bộ Chính trị được cử làm Bí thư Trung ương Cục.
Khu di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam gồm ba phân khu: Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, Căn cứ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Trung ương cục miền nam được thành lập vào thời gian nào? Tiêu chuẩn chức danh Bí thư tỉnh uỷ như thế nào? (Hình từ Internet)
Bí thư tỉnh ủy do ai bầu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy định 80-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Trách nhiệm và quyền hạn của các cấp uỷ trực thuộc Trung ương
1. Các tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương
1.1. Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố
- Chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, quy chế, quy định, quyết định của Trung ương về công tác cán bộ và cán bộ tại địa phương.
- Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhân sự tại chỗ ứng cử các chức danh bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ, chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân; nhân sự chỉ định bổ sung uỷ viên ban chấp hành, giới thiệu bầu uỷ viên ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ.
- Trên cơ sở quy định của Trung ương, quyết định số lượng uỷ viên ban thường vụ, uỷ viên uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ; điều chỉnh cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ ngoài cơ cấu cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ được xác định theo quy định của Bộ Chính trị.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; bầu uỷ ban kiểm tra (uỷ viên uỷ ban kiểm tra), chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra tỉnh uỷ, thành uỷ.
...
Theo đó, Bí thư tỉnh ủy trực thuộc Trung ương do Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố bầu.
Tiêu chuẩn chức danh Bí thư tỉnh uỷ như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.19 tiểu mục 2 Mục 1 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:
KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2. Tiêu chuẩn chức danh cụ thể
...
2.19. Chức danh khối tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
a) Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ, có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong ban chấp hành, ban thường vụ và đảng bộ, không cục bộ địa phương và lợi ích nhóm. Có trình độ, kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, … và nắm chắc tình hình chung của địa phương và của đất nước. Có quyết tâm chính trị cao, quyết đoán, quyết liệt để quyết định xử lý những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến địa phương. Am hiểu sâu rộng về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và hoạt động của hệ thống chính trị. Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển và lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả ở địa phương. Có năng lực chỉ đạo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện và đề xuất với Trung ương những chủ trương, cơ chế, chính sách và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn địa phương. Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (bí thư, phó bí thư cấp uỷ cấp huyện, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó bí thư cấp uỷ cấp tỉnh hoặc tương đương.
...
Theo đó, chức danh Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư hoặc Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;
- Cần có những phẩm chất, năng lực: Tiêu biểu nhất về đạo đức, trí tuệ, có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong ban chấp hành, ban thường vụ và đảng bộ, không cục bộ địa phương và lợi ích nhóm.
- Có trình độ, kiến thức toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, … và nắm chắc tình hình chung của địa phương và của đất nước.
- Có quyết tâm chính trị cao, quyết đoán, quyết liệt để quyết định xử lý những vấn đề khó, phức tạp liên quan đến địa phương.
- Am hiểu sâu rộng về công tác xây dựng Đảng, công tác vận động quần chúng và hoạt động của hệ thống chính trị.
- Có năng lực cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc hoạch định chiến lược xây dựng, phát triển và lãnh đạo, điều hành thực hiện có hiệu quả ở địa phương.
- Có năng lực chỉ đạo tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phát hiện và đề xuất với Trung ương những chủ trương, cơ chế, chính sách và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh từ thực tiễn địa phương.
- Đã kinh qua lãnh đạo chủ chốt cấp huyện (bí thư, phó bí thư cấp uỷ cấp huyện, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện) và kinh qua, hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó bí thư cấp uỷ cấp tỉnh hoặc tương đương.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?