Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tham gia giải quyết thì phải nghe theo chỉ đạo của ai?
Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có những chức vụ nào?
Tại Điều 76 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Ngạch Kiểm sát viên
1. Ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
b) Kiểm sát viên cao cấp;
c) Kiểm sát viên trung cấp;
d) Kiểm sát viên sơ cấp.
2. Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Theo đó, ngạch Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
- Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm sát viên cao cấp;
- Kiểm sát viên trung cấp;
- Kiểm sát viên sơ cấp.
Ở Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể được bố trí bốn ngạch Kiểm sát viên; ở Viện kiểm sát quân sự trung ương có Viện trưởng là Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao và có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp; các Viện kiểm sát khác có thể được bố trí các ngạch Kiểm sát viên cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tham gia giải quyết thì phải nghe theo chỉ đạo của ai? (Hình từ Internet)
Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tham gia giải quyết thì phải nghe theo chỉ đạo của ai?
Tại Điều 83 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
1. Khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát viên tuân theo pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hành quyền công tố, tranh tụng tại phiên tòa và kiểm sát hoạt động tư pháp.
Kiểm sát viên phải chấp hành quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì Kiểm sát viên có quyền từ chối nhiệm vụ được giao và phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với Viện trưởng; trường hợp Viện trưởng vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và Kiểm sát viên phải chấp hành nhưng không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên có thẩm quyền. Viện trưởng đã quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh đối với vi phạm pháp luật của Kiểm sát viên khi thực hiện nhiệm vụ được giao; có quyền rút, đình chỉ hoặc hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của Kiểm sát viên.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Kiểm sát viên khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp do luật định.
3. Trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
4. Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm sát viên có quyền ra quyết định, kết luận, yêu cầu, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong vụ việc có nhiều Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tham gia giải quyết thì Kiểm sát viên ở ngạch thấp hơn phải tuân theo sự phân công, chỉ đạo của Kiểm sát viên ở ngạch cao hơn.
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức khi vi phạm lỗi gì?
Tại Điều 89 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về cách chức Kiểm sát viên như sau:
Cách chức Kiểm sát viên
1. Kiểm sát viên đương nhiên bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên có thể bị cách chức chức danh Kiểm sát viên khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
b) Vi phạm quy định tại Điều 84 của Luật này;
c) Vi phạm về phẩm chất đạo đức;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân có thể bị cách chức khi vi phạm một trong những lỗi sau:
- Vi phạm trong khi thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Vi phạm quy định tại Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
- Vi phạm về phẩm chất đạo đức.
- Có hành vi vi phạm pháp luật khác.
Ngoài ra, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ đương nhiên bị cách chức.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?