Trở thành Người dẫn chương trình thì học ngành nào hệ cao đẳng?
Trở thành Người dẫn chương trình thì học ngành nào hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Diễn viên kịch sân khấu;
- Diễn viên điện ảnh, truyền hình;
- Diễn viên lồng tiếng;
- Người dẫn chương trình (MC).
Quy định trên cũng đã đề cập vị trí làm việc của ngành diễn viên kịch - điện ảnh bao gồm Người dẫn chương trình. Từ đó, nếu muốn trở thành người dẫn chương trình thông qua hệ cao đẳng, người học có thể lựa chọn ngành diễn viên kịch - điện ảnh.
Trở thành Người dẫn chương trình thì học ngành nào hệ cao đẳng?
Pháp luật giới thiệu về ngành diễn viên kịch - điện ảnh ra sao?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Diễn viên kịch - điện ảnh trình độ cao đẳng là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình…; đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau khi tốt nghiệp có cơ hội làm việc tại các nhà hát, sân khấu xã hội hoá; Chương trình Nghệ thuật tổng hợp, chương trình sân khấu truyền hình, chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị; Lễ hội, Festival, Sự kiện mang tính chất trình diễn trong nước và Quốc tế; Diễn viên tự do, MC hoạt động trong các show diễn, tour diễn, TVC quảng cáo, MV ca nhạc, Diễn viên lồng tiếng cho các phim truyền hình, điện ảnh.
Công việc chủ yếu của nghề diễn viên là thực hiện các vai trong vở diễn sân khấu, phim truyền hình, phim điện ảnh, tham gia lồng tiếng, người dẫn chương trình truyền hình; ngoài ra nghề diễn viên còn tham gia các sân khấu, hãng phim tư nhân đầu tư theo cơ chế thị trường… tùy theo nhu cầu tuyển dụng.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, ý chí quyết tâm, khả năng tưởng tượng và biểu hiện xúc cảm tốt, chủ động, sáng tạo, ứng biến linh hoạt, có khát vọng thể hiện bản thân, có trí nhớ tốt, khả năng làm việc dưới áp lực lớn, công việc vất vả. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ, tương đương 90 tín chỉ.
Như vậy, ngành nghề diễn viên kịch - điện ảnh đã được pháp luật trình độ cao đẳng là ngành, nghề diễn viên chuyên nghiệp thể hiện nhân vật trong các bộ phim, kịch sân khấu và các chương trình nghệ thuật khác. Bằng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, giọng điệu, gương mặt..., họ biến những nhân vật tưởng tượng trong kịch bản thành con người thật, đầy sống động trong tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền thanh, truyền hình.
Kỹ năng cơ bản cần có khi muốn trở thành người dẫn chương trình sau khi tốt nghiệp?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 3 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề; thể hiện các sắc thái, tình cảm, vai diễn chính diện, phản diện trong các tác phẩm sân khấu kịch - điện ảnh;
- Tự rèn luyện kỹ năng chuyên môn về tiếng nói, kỹ thuật biểu diễn sân khấu, điện ảnh theo hệ thống, đảm bảo tính ứng dụng sáng tạo và mở rộng;
- Vận dụng được kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng vai diễn thực hiện các tác phẩm sân khấu, điện ảnh, truyền hình phục vụ các hoạt động văn hóa nghệ thuật;
- Rèn luyện khả năng diễn xuất, làm chủ sân khấu theo nội dung tác phẩm kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại...; bộ phim điện ảnh, truyền hình...;
- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và hình thể; giải phóng cơ thể khi diễn xuất, đóng phim;
- Diễn đạt được kỹ thuật tâm lý diễn viên, khả năng thể hiện nhân vật qua lời đối thoại, kỹ thuật hóa trang giọng nói (biến đổi giọng nói) thể hiện vai diễn trong vở kịch cổ điển, kịch dân gian, kịch thần thoại, kịch hiện đại..., bộ phim điện ảnh, truyền hình...;
- Thể hiện được năng lực diễn xuất, kỹ thuật hóa trang giọng nói, kỹ thuật hình thể trong tạo hình nhân vật và thể hiện nhân vật qua ngôn ngữ hình thể. Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp; có khả năng chịu được áp lực công việc cao.
- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng ngành/nghề trong quá trình sáng tạo các tác phẩm kịch, điện ảnh, truyền hình;
- Kỹ năng làm việc theo nhóm, phối hợp các bộ phận từ đạo diễn, diễn viên, họa sĩ thiết kế, đạo cụ, hóa trang…; biết cách sắp xếp thời gian làm việc khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia diễn xuất;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, để có thể trở thành người dẫn chương trình truyền hình hoặc đảm nhiệm các vị trí việc làm khác trong ngành nghề này thì người học cần trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết và cơ bản sau khi tốt nghiệp.
- Year End Party có phải là tiệc tất niên không? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Year End Party không?
- Nghị quyết 161: Chốt chính sách cải cách tiền lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện đồng bộ thế nào?
- Quốc hội thông qua đề xuất tăng mức lương cơ sở trong năm 2025 đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước của Chính phủ trong trường hợp thế nào?
- Thông tư 88 có hiệu lực từ 7/2/2025 hướng dẫn cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang về sử dụng nguồn cải cách cho thu chi ngân sách nhà nước năm 2025 thế nào?
- Mẫu biên bản họp giao ban tháng chi tiết năm 2025 cho tổ chức, doanh nghiệp như thế nào?