Trợ cấp hằng tháng cho Công an chống Mỹ đã xuất ngũ theo Thông tư 41/2023/TT-BCA ra sao?
Đối tượng nào được hưởng trợ cấp Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 41/2023/TT-BCA có quy định về đối tượng áp dụng trợ cấp như sau:
Đối tượng áp dụng:
+ Cán bộ, chiến sĩ thuộc các trường hợp quy định tại Điều 2 và khoản 1 Điều 8 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương (sau đây viết gọn là Quyết định 53/2010/QĐ-TTg).
+ Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Công an đơn vị, địa phương).
+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ theo quy định tại Thông tư này.
Đối tượng không áp dụng
+ Các trường hợp quy định tại Điều 3 Quyết định 53/2010/QĐ-TTg.
+ Cán bộ, chiến sĩ vi phạm kỷ luật bị buộc thôi việc, sa thải, thải hồi, loại ngũ, đào nhiệm, đào ngũ, tước danh hiệu, tước cấp bậc hàm.
+ Công nhân công an (công nhân viên công an).
Trợ cấp hằng tháng cho Công an chống Mỹ đã xuất ngũ theo Thông tư 41/2023/TT-BCA ra sao?
Điều kiện để cán bộ chiến sĩ tham gia chống Mỹ hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 41/2023/TT-BCA có quy định về chế độ trợ cấp hằng tháng như sau:
Chế độ trợ cấp hằng tháng
1. Cán bộ, chiến sĩ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Thông tư này thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng:
a) Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;
b) Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Như vậy, cán bộ chiến sĩ thuộc đối tượng đã đề cập ở trên thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng:
- Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm;
- Có thời gian công tác được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương sau đó công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trợ cấp hằng tháng cho Công an chống Mỹ đã xuất ngũ theo Thông tư 41/2023/TT-BCA ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 41/2023/TT-BCA có quy định về chế độ trợ cấp hằng tháng như sau:
Cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có từ đủ 15 dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương nhưng không đủ kiều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng theo Thông tư 41/2023/TT-BCA
Cụ thể, mức hưởng trợ cấp hằng tháng đối với người có số năm công tác thực tế được tính hưởng chế độ từ đủ 15 năm là 813.614 đồng/tháng.
Sau đó cứ đủ 12 tháng thì được tính thêm 5%, mức trợ cấp cụ thể như sau:
- Từ đủ 15 đến dưới 16 năm: 813.614 đồng/tháng;
- Từ đủ 16 đến dưới 17 năm: 854.295 đồng/tháng;
- Từ đủ 17 đến dưới 18 năm: 894.975 đồng/tháng;
- Từ đủ 18 đến dưới 19 năm: 935.656 đồng/tháng;
- Từ đủ 19 đến dưới 20 năm: 976.337 đồng/tháng.
Ví dụ 1: Ông Trần Văn A, vào Công an nhân dân tháng 01 năm 1962, thôi việc về địa phương tháng 7 năm 1981. Thời gian công tác được tính hưởng chế độ của ông Trần Văn A từ tháng 01 năm 1962 đến tháng 7 năm 1981 là 19 năm 07 tháng. Mức hưởng trợ cấp hằng tháng của ông Trần Văn A là 976.337 đồng/tháng.
Ví dụ 2: Ông Lê Văn B, vào Công an nhân dân tháng 6 năm 1971 đến tháng 11 năm 1987 chuyển ngành sang Ủy ban nhân dân huyện T; năm 1990 nghỉ theo chế độ thôi việc về địa phương. Cách tính hưởng chế độ của ông Lê Văn B như sau:
Thời gian công tác được tính hưởng chế độ của ông Lê Văn B là thời gian công tác trong Công an nhân dân từ tháng 6 năm 1971 đến tháng 10 năm 1987 là 16 năm 05 tháng (thời gian ông Lê Văn B chuyển ngành sang công tác tại Ủy ban nhân dân huyện T không được tính vào thời gian công tác được tính hưởng chế độ). Mức hưởng trợ cấp hằng tháng của ông Lê Văn B là 854.295 đồng/tháng.
Ví dụ 3: Ông Nguyễn Văn C, vào Quân đội nhân dân tháng 10 năm 1970, chuyển ngành sang Công an nhân dân tháng 10 năm 1975, thôi việc về địa phương tháng 10 năm 1989. Cách tính hưởng chế độ của ông Nguyễn Văn C như sau:
Thời gian công tác được tính hưởng chế độ của ông Nguyễn Văn C gồm: Thời gian công tác trong Quân đội nhân dân từ tháng 10 năm 1970 đến tháng 9 năm 1975 là 5 năm cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân từ tháng 10 năm 1975 đến tháng 10 năm 1989 là 14 năm 01 tháng; tổng thời gian công tác được tính hưởng chế độ của ông Nguyễn Văn C là 19 năm 01 tháng. Mức hưởng trợ cấp hằng tháng của ông Nguyễn Văn C là 976.337 đồng/tháng.
Ví dụ 4: Ông Hoàng Văn D, vào Quân đội nhân dân tháng 3 năm 1971, xuất ngũ về địa phương tháng 9 năm 1975, vào Công an nhân dân tháng 12 năm 1977, thôi việc về địa phương tháng 12 năm 1992. Cách tính hưởng chế độ của ông Hoàng Văn D như sau:
Thời gian công tác được tính hưởng chế độ của ông Hoàng Văn D gồm: Thời gian công tác trong Quân đội nhân dân từ tháng 3 năm 1971 đến tháng 9 năm 1975 là 4 năm 07 tháng cộng với thời gian công tác trong Công an nhân dân từ tháng 12 năm 1977 đến tháng 12 năm 1992 là 15 năm 01 tháng. Tổng thời gian công tác được tính hưởng chế độ là 19 năm 08 tháng. Mức hưởng trợ cấp hằng tháng của ông Hoàng Văn D là 976.337 đồng/tháng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?