Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi làm việc với phần không có điện là gì?
- Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi làm việc với phần không có điện là gì?
- Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động tại nơi làm việc như thế nào?
- Kiểm tra không còn điện khi làm việc với phần không có điện như thế nào?
- Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện quy định như thế nào?
Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi làm việc với phần không có điện là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có giải thích làm việc không có điện là công việc làm ở phần đã được cắt điện từ mọi phía.
Đồng thời, theo tiểu mục 4 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định về trình tực các biện pháp an toàn trước khi làm việc với phần không có điện như sau:
+ Cắt điện và thực hiện các biện pháp ngăn chặn có điện trở lại.
+ Kiểm tra xác định không còn điện.
+ Thực hiện nối đất (tiếp địa):
- Đơn vị quản lý vận hành thực hiện nối đất tạo vùng làm việc an toàn trước khi bàn giao hiện trường.
- Đơn vị công tác thực hiện bổ sung nối đất di động tại nơi làm việc nếu cần thiết khi thực hiện công việc.
+ Đặt rào chắn và treo biển báo an toàn.
+ Biện pháp an toàn cần thiết khác do đơn vị công tác quyết định.
Trình tự thực hiện các biện pháp an toàn trước khi làm việc với phần không có điện là gì?
Một số quy định về đặt và tháo nối đất di động tại nơi làm việc như thế nào?
Theo tiểu mục 11 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định về đặt và tháo nối đất di động tại nơi làm việc như sau:
+ Đơn vị công tác thực hiện đặt và tháo nối đất di động theo chỉ đạo của Người chỉ huy trực tiếp.
+ Khi có nhiều đơn vị công tác cùng thực hiện công việc liên quan trực tiếp đến nhau thì mỗi đơn vị phải thực hiện nối đất di động độc lập.
+ Việc dỡ bỏ tạm thời nối đất di động để thực hiện các công việc cần thiết của đơn vị công tác chỉ được thực hiện theo lệnh của Người chỉ huy trực tiếp và phải được thực hiện nối đất lại ngay sau khi kết thúc công việc đó.
+ Khi đặt và tháo nối đất di động trên lưới điện cao áp nhân viên đơn vị công tác phải dùng sào và găng cách điện phù hợp; đặt và tháo nối đất di động tại lưới hạ áp phải đeo găng tay cách điện hạ áp.
+ Dây nối đất là dây đồng hoặc hợp kim mềm, nhiều sợi, tiết diện phải chịu được tác dụng lực điện động và nhiệt.
+ Khi đặt nối đất di động phải đặt đầu nối với đất trước, đầu nối với vật dẫn điện sau, khi tháo nối đất di động thì làm ngược lại.
Đồng thời, bên cạnh đó theo tiểu mục 12 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn khi nhiều đơn vị công tác cùng làm việc trên một công trình điện lực như sau:
- Khi làm việc tại một công trình điện lực có nhiều đơn vị công tác khác nhau thì mỗi đơn vị công tác phải thực hiện biện pháp kỹ thuật an toàn riêng biệt.
- Giữa các đơn vị công tác phải có dấu hiệu nhận biết để phân biệt người của từng đơn vị theo phạm vi làm việc.
Kiểm tra không còn điện khi làm việc với phần không có điện như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 9 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01: 2020/BCT về An toàn điện có quy định về kiểm tra không còn điện khi làm việc với phần không có điện như sau:
- Khi tiến hành công việc đã được cắt điện phải kiểm tra xác định nơi làm việc không còn điện.
- Trong trường hợp mạch điện đã được cắt điện nằm gần hoặc giao chéo với mạch điện cao áp có điện phải kiểm tra điện áp cảm ứng bằng thiết bị kiểm tra điện áp. Khi phát hiện điện áp cảm ứng, nhân viên đơn vị công tác phải báo cáo với Người chỉ huy trực tiếp. Người chỉ huy trực tiếp phải đưa ra các biện pháp an toàn bổ sung, các chỉ dẫn thích hợp để đảm bảo an toàn cho nhân viên đơn vị công tác như nối đất làm việc và không cho phép tiến hành công việc cho đến khi biện pháp an toàn bổ sung được thực hiện.
Trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 48 Luật Điện Lực 2004 quy định về trách nhiệm bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện như sau:
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
- Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời với đơn vị điện lực hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện các hiện tượng mất an toàn điện, các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ trang thiết bị điện, công trình điện lực và an toàn điện.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?