Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12 trong sơ yếu lý lịch?
Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12 trong sơ yếu lý lịch?
Trình độ văn hóa là mức độ học vấn chính quy cao nhất mà một người đã đạt được. Ở Việt Nam, thuật ngữ này thường được sử dụng trong các đơn xin việc, hồ sơ cá nhân, và các văn bản chính thức.
- Ví dụ về cách ghi trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch:
+ Lớp 12/12: Đối với người đã tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lớp 9/12: Đối với người đã hoàn thành lớp 9.
- Trình độ văn hóa không chỉ phản ánh mức độ học vấn mà còn bao gồm cả sự phát triển về vật chất và tinh thần của một cá nhân, nhóm người, hoặc xã hội. Điều này bao gồm kiến thức về nghệ thuật, văn hóa, lịch sử, xã hội và các giá trị đạo đức.
- Trong sơ yếu lý lịch, trình độ văn hóa thường được ghi là 12/12 nếu bạn đã hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông (tốt nghiệp trung học phổ thông). Điều này áp dụng ngay cả khi bạn đã tốt nghiệp đại học hoặc có bằng cấp cao hơn.
- Trình độ chuyên môn là mục để ghi rõ bằng cấp, chứng chỉ cao nhất mà bạn đã đạt được, chẳng hạn như cử nhân, kỹ sư, thạc sĩ, hoặc tiến sĩ.
Ví dụ:
- Trình độ văn hóa: 12/12
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân Luật
Thông tin mang tính chất tham khảo
Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12 trong sơ yếu lý lịch? (Hình từ Internet)
Xin xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu?
Theo Điều 10 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
Địa điểm chứng thực
1. Việc chứng thực được thực hiện tại trụ sở cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực, trừ trường hợp chứng thực di chúc, chứng thực hợp đồng, giao dịch, chứng thực chữ ký mà người yêu cầu chứng thực thuộc diện già yếu, không thể đi lại được, đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác.
2. Khi thực hiện chứng thực phải ghi rõ địa điểm chứng thực; trường hợp chứng thực ngoài trụ sở phải ghi rõ thời gian (giờ, phút) chứng thực.
3. Cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực phải bố trí người tiếp nhận yêu cầu chứng thực các ngày làm việc trong tuần; phải niêm yết công khai lịch làm việc, thẩm quyền, thủ tục, thời gian giải quyết và lệ phí, chi phí chứng thực tại trụ sở của cơ quan, tổ chức.
Ngoài ra theo Điều 15 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định:
Chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân
1. Các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình. Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
Theo đó, việc xác nhận sơ yếu lý lịch được thực hiện theo Mục 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, cụ thể:
- Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu.
- Đối với những mục không có nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân thì phải gạch chéo trước khi yêu cầu chứng thực.
- Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung trong tờ khai lý lịch cá nhân của mình.
Điều này có nghĩa người thực hiện chứng thực chỉ chứng nhận chữ ký trên Sơ yếu lý lịch là của người yêu cầu chứng thực, còn không chịu trách nhiệm về nội dung trên Sơ yếu lý lịch.
Vì vậy, người có yêu cầu chứng thực có thể lựa chọn những nơi sau để yêu cầu chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền chứng thực chữ ký tại Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP miễn thuận tiện:
- Đến bất kỳ Ủy ban nhân dân phường, xã hoặc Phòng tư pháp cấp huyện nào (không bắt buộc phải là nơi có hộ khẩu thường trú).
- Đến bất kỳ Phòng công chứng/Văn phòng công chứng nào.
- Đến Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (đối với người đang ở nước ngoài).
Mẫu sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức là mẫu nào?
Sơ yếu lý lịch cán bộ công chức được thực hiện theo mẫu 2c BNV/2008 quy định tại Quyết định 02/2008/QĐ-BNV như sau:
Tải mẫu sơ yếu lý lịch cán bộ công chức: TẢI VỀ
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Người lao động được nghỉ giữa giờ bao lâu?