Tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm tối đa của người lao động làm công việc gia công theo đơn đặt hàng là bao nhiêu giờ?
- Tổng thời giờ làm việc và số giờ làm thêm tối đa của người lao động làm công việc gia công theo đơn đặt hàng là bao nhiêu giờ?
- Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người làm công việc gia công theo đơn đặt hàng được tính ra sao?
- Thời hạn thông báo kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc cho cho người động làm công việc gia công theo đơn đặt hàng là bao lâu?
Tổng thời giờ làm việc và số giờ làm thêm tối đa của người lao động làm công việc gia công theo đơn đặt hàng là bao nhiêu giờ?
Tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:
Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và giờ làm thêm
1. Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày không quá 12 giờ.
2. Giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm theo tuần, tháng được quy định như sau:
a) Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.
b) Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.
c) Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định tại điểm a hoặc quy định tại điểm b khoản này, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư này.
3. Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Như vậy, tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một ngày của người lao động làm công việc gia công theo đơn đặt hàng không quá 12 giờ.
Trường hợp làm việc theo tuần, theo tháng thì giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn và giờ làm thêm được quy định như sau:
- Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm trong một tuần không quá 72 giờ.
- Tổng số giờ làm thêm trong một tháng không quá 40 giờ.
Lưu ý: Tổng số giờ làm thêm trong một năm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ.
Tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm tối đa của người lao động làm công việc gia công theo đơn đặt hàng là bao nhiêu giờ? (Hình từ Internet)
Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người làm công việc gia công theo đơn đặt hàng được tính ra sao?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH, quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của người làm công việc gia công theo đơn đặt hàng được tính theo công thức sau:
TQ = [TN - (Tt + Tp + TL)] x tn (giờ)
Trong đó:
- TQ: Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm của người lao động;
- TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày hoặc là 366 ngày nếu là năm nhuận;
- Tt: Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm được xác định như sau:
+ Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
+ Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
- Tp: Số ngày nghỉ hằng năm là:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
+ Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
- TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 11 ngày. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
- tn: Số giờ làm việc bình thường trong một ngày là 8 giờ
Thời hạn thông báo kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc cho cho người động làm công việc gia công theo đơn đặt hàng là bao lâu?
Tại điểm b khoản 2 Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có quy định:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, hằng năm chủ động quyết định áp dụng chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động hoặc áp dụng chế độ thời giờ làm việc quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp quyết định thực hiện chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Thông tư này thì phải thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
a) Lập và điều chỉnh kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Khi lập, điều chỉnh kế hoạch, phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Tham khảo các ví dụ tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Thông báo kế hoạch, kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày; thỏa thuận với người lao động khi làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Trả lương cho người lao động theo hợp đồng lao động và các quy định của pháp luật lao động về tiền lương;
d) Báo cáo định kỳ hằng năm về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương về việc thực hiện Thông tư này trong báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người sử dụng lao động phải thông báo kế hoạch điều chỉnh thời giờ làm việc trong phạm vi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân để người lao động biết, trước khi thực hiện ít nhất 30 ngày.
- Cơ quan xét xử cao nhất của nước ta là gì?
- Từ 1/7/2025 công chứng viên được phân công hướng dẫn tập sự phải có bao nhiêu năm kinh nghiệm hành nghề công chứng?
- Người lao động đã thành lập tổ chức nào để bảo vệ lợi ích kinh tế của mình?
- Không còn quy định được miễn đào tạo nghề đấu giá từ 01/01/2025 đúng không?
- Thời điểm tổ chức Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên THPT là khi nào?