Tổng hợp điểm chuẩn các trường đại học năm 2023 mới nhất? Sinh viên có nên đi làm thêm khi đang học đại học không?
Tổng hợp điểm chuẩn đại học 2023 trên cả nước, cụ thể ra sao?
Theo thông tin cập nhật từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), kết thúc đợt đăng ký xét tuyển đại học đợt 1, trên cả nước có hơn 660.000 thí sinh thực hiện đăng ký nguyện vọng, tương đương 66% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT. Năm 2022, tỉ lệ này là 64,07%.
Việc lọc ảo, xử lý nguyện vọng của thí sinh sẽ kết thúc vào 17 giờ chiều 22/8.
Thời gian công bố điểm chuẩn trúng tuyển của các trường Đại học trên cả nước được điều chỉnh tương ứng, bắt đầu sau 17 giờ ngày 22/8 và chậm nhất là 17 giờ ngày 24/8.
Sau đây là thông tin một số trường đại học đã công bố điểm chuẩn đại học 2023:
Tên trường | Mức điểm chuẩn | Xem chi tiết |
Học viện Ngân hàng | dao động từ 21,6 - 26,5 điểm (thang điểm 30) | |
Trường Đại học Ngoại thương (FTU) | dao động từ 26,2 - 28,5 điểm | |
Trường Đại học Kinh tế quốc dân | cao nhất 37,1 điểm | |
Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) | dao động 16-21 điểm | |
Đại học Sư phạm Hà Nội | dao động từ 18,3 đến 28,42 điểm | |
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM (UEF) | dao động 16-21 điểm | |
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành | dao động từ 15-23 điểm | |
Trường đại học Hùng Vương TP.HCM | tất cả các ngành lấy 15 điểm | |
Trường ĐH Nha Trang | dao động từ 16-23 điểm | |
Trường ĐH Bình Dương | các ngành đều ở mức 15 điểm. Riêng dược học 21 điểm | |
Trường Đại học Văn hoá Hà Nội | cao nhất là 28,27 điểm | |
Đại học Y tế công cộng | dao động từ 24 đến 26,2 điểm | |
Đại học Công đoàn | dao động từ 21 đến 26 điểm | TẠI ĐÂY |
Đại học Công nghệ Kỹ thuật - Đại học Thái Nguyên | dao động từ 18 điểm - 24 điểm | TẠI ĐÂY |
Trường Đại học Quy Nhơn | điểm chuẩn cao nhất là 29,25 điểm | |
Đại học Gia Định | dao động từ 15-16,5 điểm | |
Đại học Văn Lang VLU | dao động từ 16-24 điểm | |
Đại học Y dược Cần Thơ | dao động từ 20 đến 25,52 điểm | |
Học viện Hàng không Việt Nam | dao động 16-24,2 điểm | |
Đại học Quốc tế Hồng Bàng | từ 15 đến 22.5 điểm | |
Đại học Luật TPHCM | cao nhất lấy 27,11 điểm | |
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch | cao nhất 26,31 điểm | |
Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc Gia TPHCM | dao động từ 17 - 28,05 điểm | |
Đại học Kinh tế - Luật - Đại học Quốc gia TPHCM | từ 24,06 - 27,48 điểm | |
Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TPHCM | dao động từ 25,4 - 27,8 điểm | |
Đại học Bách khoa Hà Nội | cao nhất là 29,42 điểm | |
Học viện Tài chính | điểm chuẩn cao nhất 26,17 điểm | |
Đại học Dược Hà Nội | 23,81 - 25 điểm | |
khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội | dao động từ 24,35 đến 27,5 điểm | |
Trường Đại học Giao thông Vận tải | dao động từ 16,15 đến 26,15 điểm | |
Đại học Nguyễn Tất Thành | dao động từ 15 - 23 điểm | |
Học viện Ngoại giao | lên đến 28,46 |
*Tiếp tục cập nhật
Tổng hợp điểm chuẩn đại học 2023 trên cả nước? Sinh viên có nên đi làm thêm khi đang học đại học không?
Thời gian nhập học đại học 2023 là khi nào?
Theo quy định trước đây, căn cứ theo Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2023 kèm theo Quyết định 923/QĐ-BGDĐT thì thời gian thông báo thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 là trước 17 giờ 00 ngày 22/8/2023.
Đồng thời, căn cứ theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Công văn 1919/BGDĐT-GDĐH năm 2023 có hướng dẫn như sau:
8. Xác nhận nhập học:
- Đối với thí sinh trúng tuyển thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế của Bộ GDĐT, từ ngày 05/7/2023 đến 17 giờ 00 ngày 15/8/2023, thí sinh có thể xác nhận nhập học trên Hệ thống (những thí sinh đã xác nhận nhập học sẽ không được đăng ký NVXT tiếp theo, trừ các trường hợp được Hiệu trưởng/Giám đốc CSĐT cho phép không nhập học). Trong trường hợp chưa xác định nhập học, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký NVXT trên Hệ thống hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia như các thí sinh khác để các CSĐT xét tuyển, nếu trúng tuyển thí sinh sẽ xác nhận nhập học theo lịch chung.
- Trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023, tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống.
Như vậy, lịch nhập học đại học theo quy định trước đây là tất cả các thí sinh trúng tuyển hoàn thành xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống trước 17 giờ 00 ngày 06/9/2023
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có thông báo về việc điều chỉnh kế hoạch xét tuyển và lọc ảo nguyện vọng năm 2023 theo đó lùi lịch công bố điểm chuẩn đại học từ bắt đầu sau 17 giờ ngày 22/8 và chậm nhất là 17 giờ ngày 24/8.
Do đó, việc xác nhận nhập học của thí sinh cũng sẽ được điều chỉnh theo kế hoạch mới.
Thay vì nhập học từ 22/8 đến trước 17h ngày 6/9 như dự kiến ban đầu, thí sinh sẽ nhập học từ 24/8 đến trước 17h ngày 8/9.
Sinh viên có nên đi làm thêm khi đang học đại học không?
Việc sinh viên nên đi làm thêm trong thời gian học đại học hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố cá nhân, tình hình tài chính, mục tiêu nghề nghiệp và khả năng quản lý thời gian của mỗi người. Dưới đây là một số lợi và hại của việc đi làm thêm khi học đại học để bạn có cái nhìn tổng quan:
*Lợi ích của việc đi làm thêm:
- Thu thập kinh nghiệm công việc: Làm thêm có thể giúp bạn tích luỹ kinh nghiệm làm việc thực tế, giúp bạn phát triển các kỹ năng quan trọng cho tương lai nghề nghiệp.
- Tăng thu nhập: Làm thêm có thể giúp bạn kiếm thêm tiền để trang trải cuộc sống hàng ngày và giảm áp lực tài chính.
- Xây dựng mạng lưới: Làm thêm có thể giúp bạn xây dựng mạng lưới quan hệ xã hội và chuyên môn, điều này có thể hữu ích trong tương lai khi bạn tìm kiếm cơ hội việc làm.
*Nhược điểm của việc đi làm thêm:
- Áp lực thời gian: Học đại học đã đòi hỏi nhiều thời gian và năng lượng, và thêm công việc làm thêm có thể làm gia tăng áp lực về thời gian và quản lý thời gian.
- Rủi ro giảm chất lượng học tập: Nếu không quản lý thời gian tốt, làm thêm có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập. Điều này có thể dẫn đến việc không đạt được điểm số mong muốn hoặc phải tái thi.
- Cản trở sự phát triển xã hội và hoạt động ngoại khóa: Làm thêm nhiều có thể cản trở khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội và ngoại khóa, điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bạn.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu sinh viên quyết định đi làm thêm khi học đại học, quan trọng là cần có kế hoạch cẩn thận để cân nhắc thời gian và năng lượng cho cả việc học và làm thêm. Hãy thảo luận với người thầy hướng dẫn hoặc người quản lý công việc làm thêm để đảm bảo rằng có thể duy trì cân bằng giữa công việc và học tập.
Mức lương tối thiểu trả cho sinh viên mới ra trường hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, sinh viên mới ra trường tuỳ theo năng lực sẽ được chi trả các mức lương phù hợp tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng nên trên.
Đồng thời, căn cứ theo Thông cáo báo chí tình hình lao động việc làm Quý I năm 2023 được đăng tải trên trang Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, có báo cáo về mức lương trung bình của người lao động như sau:
- Thu nhập bình quân tháng của người lao động quý I năm 2023 là 7,0 triệu đồng.
- Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (8,0 triệu đồng so với 5,9 triệu đồng)
- Thu nhập bình quân của lao động ở khu vực thành thị cao gấp 1,41 lần khu vực nông thôn (8,6 triệu đồng so với 6,1 triệu đồng).
- Tăng lương hưu lần 3 cho đối tượng nào theo Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính sách tăng lương chính thức cho 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT khi thực hiện cải cách tiền lương, cụ thể như thế nào?
- Chốt đợt tăng lương hưu mới sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 hơn 15% là từ 1/7/2025 có đúng không?
- Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?