Tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại?
Tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại?
Theo Điều 4 Quyết định 988/QĐ-BTC năm 2019 quy định:
Lãnh đạo Cục
1. Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại có Cục trưởng và không quá 03 Phó Cục trưởng.
2. Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại được ủy quyền ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Tài chính các công văn hướng dẫn chính sách, chế độ, các hợp đồng ủy quyền cho vay lại, hiệp định vay phụ, các hợp đồng cho vay lại (trong trường hợp Bộ Tài chính là cơ quan cho vay lại), các hợp đồng gửi tiền của Quỹ tích lũy trả nợ, các chứng từ rút vốn, trả nợ và các văn bản khác thuộc nghiệp vụ chuyên môn của Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
3. Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý công chức, quản lý tài chính và tài sản được giao theo quy định.
4. Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Theo đó có tối đa không quá 03 Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
Tối đa bao nhiêu Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại? (Hình từ Internet)
Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ và phẩm chất thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Phó Cục trưởng thuộc Bộ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ và phẩm chất như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể |
Trình độ đào tạo | - Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác - Có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc bằng cử nhân chính trị hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền. |
Kiến thức bổ trợ | - Có trình độ quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên. - Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp vụ và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp sở và tương đương hoặc chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp huyện và tương đương (sau khi được bổ nhiệm). - Có trình độ tin học, ngoại ngữ phù hợp theo yêu cầu của Bộ, ngành nơi công chức công tác. |
Kinh nghiệm (thành tích công tác) | Đã đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở một trong các chức vụ: Trưởng phòng và tương đương, Phó trưởng phòng và tương đương thuộc Cục hoặc đã có thời gian công tác trong ngành, lĩnh vực từ đủ 05 năm trở lên, trong đó 03 năm liên tục gần nhất được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. |
Phẩm chất cá nhân | - Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của pháp luật. - Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể, phối hợp công tác tốt. - Trung thực, kiên định nhưng biết lắng nghe. - Điềm tĩnh, cẩn thận. - Khả năng sáng tạo, tư duy độc lập. - Khả năng đoàn kết nội bộ. |
Các yêu cầu khác | - Có khả năng, đề xuất những chủ trương, giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến mảng công việc được phân công và liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Cục thuộc Bộ. - Có khả năng tổ chức triển khai nghiên cứu, thực hiện các đề tài, đề án thuộc lĩnh vực chuyên môn của Cục thuộc Bộ. - Hiểu biết về lĩnh vực công tác của Cục trong hệ thống chính trị và định hướng phát triển |
Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại phải thực hiện những nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Phó Cục trưởng thuộc Bộ tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư 12/2022/TT-BNV (được đính chính bởi Công văn 580/BNV-TCBC năm 2023), Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:
Nhiệm vụ, mảng công việc | Công việc cụ thể |
Tham gia quản lý, điều hành một số công việc do Cục trưởng phân công | - Giúp Cục trưởng quản lý, điều hành một số mảng công việc của Cục thuộc Bộ. - Tham gia xử lý các công việc đột xuất (trong phạm vi được giao) và báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Cục trưởng, Lãnh đạo Bộ đối với những việc vượt quá phạm vi chức trách. - Tham gia kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công việc của Cục thuộc Bộ; đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ đối với công chức được giao phụ trách. - Điều hành Cục thuộc Bộ khi được Cục trưởng ủy quyền hoặc được lãnh đạo Bộ giao. |
Tham gia các Hội đồng, Ban chỉ đạo | (Theo phân công cụ thể) |
Thực hiện chế độ hội họp | - Định kỳ (hoặc đột xuất) báo cáo tình hình hoạt động theo mảng công việc được giao với Cục trưởng và lãnh đạo Bộ phụ trách (theo phân công và theo quy định). - Tham gia các cuộc họp, hội nghị về công tác có liên quan theo phân công của Cục trưởng. - Tham dự các cuộc họp liên quan đến công tác của Cục thuộc Bộ. |
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của bộ phận được phân công phụ trách. | |
Thực hiện công tác chuyên môn. | Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm chuyên môn trong Cục thuộc Bộ theo phân công, bố trí phù hợp với ngạch và năng lực |
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng và cấp trên giao. | |
Đảm nhiệm công việc của 1 vị trí việc làm nghiệp vụ tương ứng ngạch công chức cao nhất trong tổ chức. |
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Quyết định mới của Thủ tướng Chính phủ về cải cách tiền lương toàn bộ cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang dự toán ngân sách như thế nào?
- Chính thức hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo cho cán bộ công chức viên chức và LLVT chuyển xếp lương ra sao?
- Lịch nghỉ Tết Dương lịch 2025, lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động do Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể thế nào?
- Chính thức quyết định thưởng Tết 2025 cho người lao động của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc đúng không?