Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?

Thành phần của tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam là những ai?

Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?

Căn cứ theo Mục 5 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:

TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG
Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm có: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Công đoàn; Hội phụ nữ.
Các tổ chức quần chúng chi tổ chức ở đơn vị cơ sở (riêng với các doanh nghiệp thì tổ chức theo doanh nghiệp), đặt dưới sự lãnh đạo của tổ chức đảng, sự chỉ đạo trực tiếp của chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy) và cơ quan chính trị cùng cấp, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên.
Các tổ chức quần chúng trong Quân đội có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo điều lệ của đoàn thể mình và các nghị quyết, chỉ thị của ban chấp hành Trung ương đoàn thể đó; vận dụng sát với đặc điểm, tình hình, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phù hợp với cơ chế Đảng lãnh đạo Quân đội.
Đối với các tổ chức nghề nghiệp, căn cứ tình hình cụ thể, nơi nào có nhu cầu cần thiết, nếu được Tổng cục Chính trị cho phép thì lập chi hội ở cơ sở, đặt dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, chi bộ cơ sở, sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cùng cấp và sự hướng dẫn về hoạt động nghề nghiệp của ban chấp hành hội mà chi hội đó trực thuộc.

Theo đó, tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những thành phần sau:

- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

- Công đoàn;

- Hội phụ nữ.

Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào?

Tổ chức quần chúng trong Quân đội nhân dân Việt Nam gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ở mấy cấp?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục 1 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:

HỆ THỐNG TỔ CHỨC
1. Cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ở 4 cấp
- Toàn quân có Tổng cục Chính trị.
- Cấp quân khu, quân chủng, quân đoàn, binh chủng và đơn vị tương đương có cục chính trị.
- Cấp sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển, lữ đoàn và đơn vị tương đương có phòng chính trị.
- Cấp trung đoàn và đơn vị tương đương có ban chính trị.
Thủ trưởng cơ quan chính trị là chủ nhiệm chính trị.
- Những đơn vị, cơ quan không đủ điều kiện tổ chức ban chính trị thì bố trí trợ lý chính trị.
- Ở các doanh nghiệp trong Quân đội, căn cứ vào quy mô tổ chức, lực lượng và tính chất, nhiệm vụ để tổ chức cơ quan chính trị phù hợp, tương ứng như tổ chức các cơ quan chức năng trong doanh nghiệp.
- Tổ chức cơ quan chính trị thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
...

Theo đó, cơ quan chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức ở 4 cấp.

Cán bộ chủ trì về chính trị ở các cấp do ai làm?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 1 Quy định 51-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:

HỆ THỐNG TỔ CHỨC
...
2. Cán bộ chủ trì về chính trị ở các cấp
- Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên. Từ cấp trung đoàn và tương đương đến cấp quân khu và tương đương có chính ủy. Chính ủy, chính trị viên là người chủ trì về chính trị, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp ủy cấp mình về toàn bộ các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị trong đơn vị; có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức tiến hành các nội dung công tác đảng, công tác chính trị theo chức trách, nhiệm vụ; tham gia xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch công tác chung của đơn vị.
- Ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi không bố trí chính ủy, chính trị viên thì bí thư cấp ủy cùng cấp là người đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.
- Ở ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, bí thư đảng ủy (chi bộ) trực tiếp làm chính trị viên; ở ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, bí thư hoặc phó bí thư ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp ủy đảng cùng cấp làm chính trị viên, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng dân quân tự vệ và trong các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương, đơn vị mình. Bí thư đoàn xã, phường, thị trấn làm chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự.

Theo đó, cán bộ chủ trì về chính trị ở các cấp được quy định như sau:

- Từ cấp đại đội và tương đương đến cấp tiểu đoàn và tương đương có chính trị viên. Từ cấp trung đoàn và tương đương đến cấp quân khu và tương đương có chính ủy.

- Ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nơi không bố trí chính ủy, chính trị viên thì bí thư cấp ủy cùng cấp là người đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị.

- Ở ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, bí thư đảng ủy (chi bộ) trực tiếp làm chính trị viên; ở ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức và ban chỉ huy quân sự bộ, ngành Trung ương, bí thư hoặc phó bí thư ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc cấp ủy đảng cùng cấp làm chính trị viên, đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị đối với lực lượng dân quân tự vệ và trong các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở địa phương, đơn vị mình. Bí thư đoàn xã, phường, thị trấn làm chính trị viên phó ban chỉ huy quân sự.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào