Tổ chức nào thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm cho công chứng viên?

Công chứng viên có phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm không? Tổ chức nào thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm?

Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm là quyền hay nghĩa vụ của công chứng viên?

Căn cứ tại Điều 17 Luật Công chứng 2014 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
1. Công chứng viên có các quyền sau đây:
a) Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề công chứng;
b) Tham gia thành lập Văn phòng công chứng hoặc làm việc theo chế độ hợp đồng cho tổ chức hành nghề công chứng;
c) Được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này;
d) Đề nghị cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện việc công chứng;
đ) Được từ chối công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội;
e) Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Công chứng viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các nguyên tắc hành nghề công chứng;
b) Hành nghề tại một tổ chức hành nghề công chứng;
c) Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng;
d) Giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường hợp từ chối yêu cầu công chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người yêu cầu công chứng;
đ) Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
e) Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm;
g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về văn bản công chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của Văn phòng công chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
h) Tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên;
i) Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của tổ chức hành nghề công chứng mà mình làm công chứng viên và tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên mà mình là thành viên;
k) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, công chứng viên có nghĩa vụ phải tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm.

Tổ chức nào thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm cho công chứng viên?

Tổ chức nào thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm cho công chứng viên?

Tổ chức nào thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm cho công chứng viên?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 01/2021/TT-BTP hướng dẫn Luật Công chứng do Tư pháp ban hành quy định:

Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ
1. Tổ chức thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm:
a) Hội công chứng viên;
b) Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
c) Học viện Tư pháp.
2. Công chứng viên có thể lựa chọn tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Hội công chứng viên ở địa phương khác, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam hoặc Học viện Tư pháp tổ chức.

Theo đó, tổ chức thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm cho công chứng viên bao gồm:

- Hội công chứng viên;

- Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;

- Học viện Tư pháp.

Không được bổ nhiệm công chứng viên với những trường hợp nào?

Căn cứ tại Điều 13 Luật Công chứng 2014 quy định:

Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.
2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
4. Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.
5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

Theo đó, những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên là:

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

- Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.

- Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thời hạn nộp giấy tờ chứng minh được miễn tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trong năm là khi nào?
Lao động tiền lương
Tổ chức nào thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hằng năm cho công chứng viên?
Lao động tiền lương
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ đối với công chứng viên là bao lâu?
Lao động tiền lương
Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hàng năm được tổ chức theo hình thức gì?
Lao động tiền lương
Công chứng viên nữ đang nuôi con nhỏ được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ trong năm không?
Lao động tiền lương
Những trường hợp nào được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng trong năm?
Lao động tiền lương
Thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng tối thiểu là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
144 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào