Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với Di sản viên hạng 4 là gì?
Viên chức giữ chức danh Di sản viên hạng 4 có mã số bao nhiêu?
Tại Điều 2 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa
Chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa bao gồm:
1. Di sản viên hạng I Mã số: V.10.05.29;
2. Di sản viên hạng II Mã số: V.10.05.16;
3. Di sản viên hạng III Mã số: V.10.05.17;
4. Di sản viên hạng IV Mã số: V.10.05.18.
Như vậy, theo quy định trên, viên chức giữ chức danh di sản viên hạng 4 có mã số: V.10.05.18.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với Di sản viên hạng 4 là gì? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với Di sản viên hạng 4 là gì?
Tại Điều 7 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Di sản viên hạng IV - Mã số: V.10.05.18
1. Nhiệm vụ:
a) Thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật thường xuyên tại đơn vị;
b) Thực hiện các công việc phục vụ nghiên cứu, tham gia điều tra, khảo sát hoặc trợ giúp việc xử lý, tổng hợp các thông tin, dữ liệu về di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong phạm vi được giao;
c) Thực hiện phương án tu sửa hiện vật được phân công.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm được những quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
b) Có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
c) Sử dụng thành thạo các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
Như vậy, để được làm di sản viên hạng 4 cần đáp ứng những tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có bằng trung cấp trở lên phù hợp với lĩnh vực di sản văn hóa;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa.
Hệ số lương của Di sản viên hạng 4 là bao nhiêu?
Tại Điều 9 Thông tư 16/2021/TT-BVHTTDL có quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng 3 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng I được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A3, nhóm 2 (A3.2), từ hệ số lương 5,75 đến hệ số lương 7,55;
b) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng II được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A2, nhóm 2 (A2.2), từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III được áp dụng ngạch lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành di sản văn hóa thì thực hiện xếp bậc lương theo chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo tiến sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 3, hệ số lương 3,00, ngạch viên chức loại A1;
b) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo thạc sĩ, phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 2, hệ số lương 2,67 ngạch viên chức loại A1;c) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo đại học phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng III: xếp bậc 1, hệ số lương 2,34, ngạch viên chức loại A1;
d) Trường hợp khi tuyển dụng viên chức có trình độ đào tạo cao đẳng phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV: xếp bậc 2, hệ số lương 2,06, ngạch viên chức loại B;
đ) Trường hợp viên chức khi tuyển dụng có trình độ đào tạo trung cấp phù hợp với vị trí việc làm tuyển dụng, được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp di sản viên hạng IV: xếp bậc 1, hệ số lương 1,86, ngạch viên chức loại B.
3. Việc chuyển xếp lương đối với viên chức từ chức danh nghề nghiệp hiện giữ sang chức danh nghề nghiệp chuyên ngành di sản văn hóa quy định tại Thông tư này thực hiện theo hướng dẫn tại Mục II Thông tư số 02/2007/TT- BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
Theo quy định trên, Di sản viên hạng 4 được áp dụng ngạch lương của viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo đối với Di sản viên hạng 4 là gì?
Di sản viên hạng 3 phải đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ như thế nào?
Di sản viên hạng 2 phải trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền đối với các đối tượng nào?
Viên chức Di sản viên hạng 2 phải tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho ai?
Viên chức giữ chức danh Di sản viên hạng 4 có mã số bao nhiêu?
Di sản viên hạng 3 phải xây dựng kế hoạch hàng năm như thế nào?
Di sản viên hạng 1 phải chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn về vấn đề gì?
Di sản viên hạng 3 được áp dụng ngạch lương của viên chức loại nào?
Nhiệm vụ của Di sản viên hạng 3 là gì?
Di sản viên hạng 1 cần có bằng cấp gì?
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?