Tiêu chuẩn đối với bác sĩ chính (hạng 2) là gì? Khi nào bác sĩ chính (hạng 2) được xét thăng hạng lên bác sĩ cao cấp (hạng 1)?
Tiêu chuẩn đối với bác sĩ chính (hạng 2) là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 và khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2022/TT-BYT, tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng 2 được chia thành 02 phần là Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng và Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Cụ thể:
Đối với tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng - Hàm - Mặt.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh bác sĩ.
Đối với tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
- Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành;
- Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa;
- Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh;
- Tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Có năng lực tập hợp các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ;
- Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
- Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ (hạng 3) lên chức danh bác sĩ chính (hạng 2) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ (hạng 3) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng), bác sĩ chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng), bác sĩ chuyên khoa cấp 2 hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt hoặc có bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ (hạng 3) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với viên chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Tiêu chuẩn đối với bác sĩ chính (hạng 2) là gì? Khi nào bác sĩ chính (hạng 2) được xét thăng hạng lên bác sĩ cao cấp (hạng 1)?
Khi nào bác sĩ chính (hạng 2) được xét thăng hạng lên bác sĩ cao cấp (hạng 1)?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 11/2024/TT-BYT quy định:
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số
...
2. Tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể xét thăng hạng viên chức chuyên ngành y, dược từ hạng II lên hạng I:
Viên chức dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Bác sĩ cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Dược sĩ cao cấp (hạng I) phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện chung quy định tại khoản 1 Điều này và trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp hạng II đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động như sau:
a) Được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng;
b) Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”;
c) Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
d) Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì trở lên;
đ) Chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
e) Chủ trì hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 đề án hoặc 01 hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành;
g) Chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên.
...
Như vậy, bác sĩ chính (hạng 2) được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp lên bác sĩ cao cấp (hạng 1) khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
- Đáp ứng được các tiêu chuẩn, điều kiện chung;
- Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng 2) phải đạt một trong các thành tích, kết quả hoạt động sau:
+ Được bổ nhiệm chức danh Giáo sư hoặc Phó giáo sư chuyên ngành phù hợp với tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng;
+ Đạt danh hiệu “Thầy thuốc nhân dân”;
+ Đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
+ Được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì trở lên;
+ Chủ nhiệm hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp bộ, cấp tỉnh trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên;
+ Chủ trì hoặc thành viên tham gia chính ít nhất 01 đề án hoặc 01 hướng dẫn, quy trình chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực công tác được cấp bộ, cấp tỉnh ban hành;
+ Chủ nhiệm ít nhất 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ từ cấp cơ sở trở lên và nhiệm vụ khoa học và công nghệ này phải được nghiệm thu từ mức đạt trở lên.
Bác sĩ chính (hạng 2) có mã số chức danh nghề nghiệp là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định
Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
1. Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01
b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02
c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03
...
Như vậy, chiếu theo quy định trên, mã số chức danh nghề nghiệp của bác sĩ chính (hạng 2) là V.08.01.02.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Gửi Bộ Nội vụ kế hoạch biên chế công chức hằng năm chậm nhất ngày 15/6 đúng không?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?