Tiền tử tuất có được mang đi chia thừa kế không?
Tiền tử tuất là gì?
Hiện nay pháp luật không định nghĩa về tiền tử tuất, tuy nhiên căn cứ Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Theo đó, có thể hiểu tiền tử tuất là khoản tiền nằm trong chế độ bảo hiểm xã hội dành cho thân nhân của người lao động có đóng bảo hiểm xã hội mà chết.
Tiền tử tuất có đem đi chia thừa kế không? (Hình từ Internet)
Bao lâu thì thân nhân người lao động nhận được tiền tử tuất?
Căn cứ Điều 112 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ tử tuất, cụ thể như sau:
Giải quyết hưởng chế độ tử tuất
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chết thì thân nhân của họ nộp hồ sơ quy định tại Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bị chết thì thân nhân nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho người sử dụng lao động.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ thân nhân của người lao động, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho thân nhân của người lao động.
Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Tiền tử tuất có có được mang đi chia thừa kế không?
Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di sản thừa kế, cụ thể như sau
Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Theo đó, di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Căn cứ Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các trường hợp được hưởng trợ cấp tuất một lần, cụ thể như sau:
Các trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần
Những người quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này thuộc một trong các trường hợp sau đây khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần:
1. Người lao động chết không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật này;
2. Người lao động chết thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 nhưng không có thân nhân hưởng tiền tuất hằng tháng quy định tại khoản 2 Điều 67 của Luật này;
3. Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 67 mà có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
4. Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân quy định tại khoản 6 Điều 3 của Luật này thì trợ cấp tuất một lần được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Đối chiếu khoản 6 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Thân nhân là con đẻ, con nuôi, vợ hoặc chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha vợ hoặc cha chồng, mẹ vợ hoặc mẹ chồng của người tham gia bảo hiểm xã hội hoặc thành viên khác trong gia đình mà người tham gia bảo hiểm xã hội đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
...
Về mặt bản chất, tiền tử tuất là một khoản tiền do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả dành cho thân nhân của người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã hội mà chết đi. Do đó, không thể coi đây là tài sản riêng của người lao động đã chết.
Trường hợp người lao động chết mà không có thân nhân thì tiền tử tuất được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế.
Như vậy, chỉ có trường hợp người lao động không còn ai là thân nhân theo quy định về bảo hiểm thì tiền tử tuất mới được xem là di sản và chia theo quy định về thừa kế. Các trường hợp khác thì tiền tử tuất không phải di sản thừa kế.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bố của bạn khi chết đi có thân nhân nên tiền tử tuất không phải là di sản thừa kế, do đó không thể đem chia di sản thừa kế được.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?