Tiền lương thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả theo hình thức nào?

Tiền lương thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả theo hình thức nào?

Tiền lương thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả theo hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 65 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên như sau:

Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên
1. Chủ tàu có trách nhiệm thanh toán tiền lương, phụ cấp hàng tháng trực tiếp cho thuyền viên hoặc cho người được thuyền viên ủy quyền hợp pháp.
2. Tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác của thuyền viên được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền. Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, chủ tàu phải thỏa thuận với thuyền viên về chi phí liên quan đến việc mở, chuyển tiền và duy trì tài khoản theo quy định.
3. Chủ tàu có trách nhiệm lập và cung cấp cho thuyền viên bản kê thu nhập hàng tháng bao gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản thu nhập khác.

Theo đó, tiền lương của thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả bằng tiền mặt hoặc trả vào tài khoản cá nhân của thuyền viên hoặc của người được thuyền viên ủy quyền.

Tiền lương thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả theo hình thức nào?

Tiền lương thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả theo hình thức nào?

Quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định nào?

Căn cứ theo Điều 61 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên như sau:

Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
1. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
3. Trường hợp tài sản riêng hợp pháp của thuyền viên bị tổn thất do tàu biển bị tai nạn thì chủ tàu phải bồi thường tài sản đó theo giá thị trường tại thời điểm và địa điểm giải quyết tai nạn. Thuyền viên có lỗi trực tiếp gây ra tai nạn làm tổn thất tài sản của mình thì không có quyền đòi bồi thường tài sản đó.
4. Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên Việt Nam làm việc trên tàu biển nước ngoài và của thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo hợp đồng lao động.

Theo đó, quyền lợi của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thời giờ làm việc của thuyền viên trên tàu biển được bố trí ra sao?

Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên như sau:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của thuyền viên
1. Thời giờ làm việc được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục, kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết.
2. Thời giờ nghỉ ngơi được quy định như sau:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ bất kỳ và 77 giờ trong 07 ngày bất kỳ;
b) Số giờ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian 24 giờ có thể được chia tối đa thành hai giai đoạn, một trong hai giai đoạn đó ít nhất là 06 giờ và khoảng thời gian giữa hai giai đoạn nghỉ liên tiếp nhiều nhất là 14 giờ.
3. Trường hợp khẩn cấp đối với an ninh, an toàn của tàu và người, hàng hóa trên tàu, giúp đỡ tàu khác hoặc cứu người bị nạn trên biển, thuyền trưởng có quyền yêu cầu thuyền viên làm bất kỳ vào thời điểm nào. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khẩn cấp, thuyền trưởng có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên nghỉ ngơi đủ thời gian quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được lập Bảng phân công công việc và được niêm yết tại vị trí dễ thấy trên tàu.
5. Trường hợp tập trung, thực tập cứu hỏa, cứu sinh hoặc thực tập khác theo quy định, thuyền trưởng có thể bố trí thời giờ nghỉ ngơi khác quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nhưng phải hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến thời giờ nghỉ ngơi, không gây ra mệt mỏi cho thuyền viên và phải được quy định trong thỏa ước lao động tập thể hoặc trong hợp đồng lao động của thuyền viên theo nguyên tắc sau đây:
a) Thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu là 10 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ và 70 giờ trong khoảng thời gian 07 ngày. Việc áp dụng trường hợp ngoại lệ không được thực hiện nhiều hơn 02 tuần liên tiếp. Khoảng thời gian giữa hai giai đoạn áp dụng ngoại lệ không được ít hơn hai lần khoảng thời gian của giai đoạn đã áp dụng ngoại lệ trước đó;
...

Theo đó, thời giờ làm việc của thuyền viên làm việc trên tàu biển được bố trí theo ca trong 24 giờ liên tục kể cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, tết.

Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tiền lương thuyền viên làm việc trên tàu biển được trả theo hình thức nào?
Lao động tiền lương
Thuyền viên làm việc trên tàu biển thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Có thể thỏa thuận để thuyền viên làm việc trên tàu biển không được nghỉ hằng năm không?
Lao động tiền lương
Nghỉ hằng năm của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Lao động tiền lương
Tiền lương của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay như thế nào?
Lao động tiền lương
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Lao động tiền lương
Điều kiện thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam được nghỉ lễ, tết như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
85 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào