Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có sức khỏe như thế nào?
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có sức khỏe như thế nào?
Bên cạnh đó, quy định tại Điều 1 Thông tư 22/2017/TT-BYT như sau:
Tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam
Ban hành kèm theo Thông tư này:
1. Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam (sau đây viết tắt là thuyền viên) tại Phụ lục số I.
2. Danh mục các bệnh, tật không đủ điều kiện làm việc trên tàu biển Việt Nam tại Phụ lục số II.
Theo đó, thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có sức khỏe theo bảng tiêu chuẩn tại Phụ lục 1. Tải Phụ lục 1 tại đây.
Cơ bản có các tiêu chí để xác định như sau:
- Thể lực, gồm: Chiều cao, cân nặng, vòng ngực, chỉ số BMI, lực bóp tay thuận, lực bóp tay không thuận, lực kéo thân.
- Chuyên khoa: Tim mạch, hô hấp, tai - mũi - họng, mắt, thần kinh, cơ xương khớp, cận lâm sàn.
Xem chi tiết tại Phụ lục 1 tại đây.
Ngoài ra, phải không mắc các bệnh quy định tại Phụ lục II. Xem tại đây tải về.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam bao gồm những ai?
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT như sau:
Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam bao gồm những chức danh cơ bản sau: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có sức khỏe như thế nào?
Điều kiện của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam là gì?
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 59 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Thuyền viên làm việc trên tàu biển
1. Thuyền viên là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đảm nhiệm chức danh trên tàu biển Việt Nam.
2. Thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
b) Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
c) Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
d) Có sổ thuyền viên;
đ) Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
3. Công dân Việt Nam có đủ điều kiện có thể được làm việc trên tàu biển nước ngoài.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể chức danh và nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên; định biên an toàn tối thiểu; tiêu chuẩn chuyên môn và chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên; đăng ký thuyền viên và sổ thuyền viên; điều kiện để thuyền viên là công dân nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam.
5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
Theo đó, để trở thành thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam cần đáp ứng điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài được phép làm việc trên tàu biển Việt Nam;
- Có đủ tiêu chuẩn sức khỏe, tuổi lao động và chứng chỉ chuyên môn theo quy định;
- Được bố trí đảm nhận chức danh trên tàu biển;
- Có sổ thuyền viên;
- Có hộ chiếu để xuất cảnh hoặc nhập cảnh, nếu thuyền viên đó được bố trí làm việc trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế.
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?