Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan yêu cầu phải có bằng cấp gì?

Cho tôi hỏi muốn làm thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan thì phải có bằng cấp gì? Câu hỏi từ anh Sang (Bình Phước).

Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan có chức trách gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 thì Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan có chức trách sau:

- Chỉ huy, điều khiển tàu đáp ứng kịp thời các hoạt động tuần tra, kiểm soát.

- Trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển.

- Tổ chức quản lý, điều khiển tàu đảm bảo an toàn người và phương tiện theo quy định của pháp luật và của ngành Hải quan.

Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan yêu cầu phải có bằng cấp gì?

Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan yêu cầu phải có bằng cấp gì? (Hình từ Internet)

Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan có phải trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển không?

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định như sau:

Chức trách, nhiệm vụ của Thuyền trưởng
...
2. Nhiệm vụ
- Quản lý và phân công nhiệm vụ các bộ phận và thuyền viên trên tàu.
- Tổ chức quản lý, khai thác tàu và các trang thiết bị theo quy định của pháp luật, của Ngành phục vụ hành trình trên biển cũng như thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển.
- Trực tiếp chỉ huy, điều khiển phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển.
- Chỉ huy thuyền viên trên tàu phối hợp với bộ phận nghiệp vụ đi theo tàu sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trấn áp, bắt giữ người, phương tiện vi phạm trong trường hợp có chống đối một cách kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn, đạt hiệu quả cao;
- Sau khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, cần tổ chức rút kinh nghiệm chuyến đi, đề ra biện pháp chỉ huy cho phù hợp.
- Tổ chức thực hiện việc đảm bảo an toàn hàng hải cho tàu, các trang thiết bị và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn hàng hải theo quy định của pháp luật, của Ngành, của đơn vị.
- Tổ chức triển khai thực hiện công tác chuẩn bị và các nhiệm vụ liên quan để thực hiện Quy trình tuần tra kiểm soát trên biển.
- Quản lý tài sản, vũ khí, công cụ hỗ trợ của tàu đảm bảo hoạt động hiệu quả, an toàn.
- Tổ chức thực hiện việc trực canh, trực ca đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn phòng, chống cháy nổ, chống chìm cho tàu khi tàu neo đậu tại bến, khi đi tránh bão, khi sửa chữa, bảo dưỡng.
- Báo cáo, đề xuất sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ, đột xuất đối với tàu. Trực tiếp chỉ đạo, theo dõi quá trình bảo dưỡng sửa chữa định kỳ, đột xuất tàu.
- Tổ chức việc bảo dưỡng, bảo quản vỏ, boong tàu, các máy móc thiết bị trên mặt boong tàu. Tổ chức việc bảo quản và sử dụng các thiết bị cứu hỏa, cứu sinh trên tàu.
- Trong trường hợp tàu bị tai nạn, phải lập kháng nghị hàng hải theo đúng quy định, đồng thời áp dụng mọi biện pháp cấp cứu có hiệu quả nhất; để cứu người, hàng, tài sản. Nếu tàu bị đắm, thuyền trưởng là người cuối cùng rời khỏi tàu thuyền và phải mang theo các giấy tờ cần thiết của tàu thuyền như: giảng đồ, hải đồ, nhật ký, quốc kỳ.
- Khi giao nhận tàu phải giao nhận đầy đủ về biên chế tổ chức, các loại hồ sơ, sổ sách, giấy tờ theo quy định, tình trạng thân vỏ, độ kín nước của tàu, tình trạng kỹ thuật của các trang thiết bị trên tàu và chỉ được rời tàu khi cấp trên có thẩm quyền ký xác nhận vào biên bản giao nhận. Đối với người nhận phải nắm lại tình hình chính trị tư tưởng của thuyền viên, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ, sổ sách và các giấy tờ, tình trạng thân vỏ, độ kín nước, khả năng hoạt động của phương tiện trước khi ký vào văn bản bàn giao và chịu trách nhiệm quản lý phương tiện sau khi được cấp trên có thẩm quyền xác nhận vào văn bản; Khi rời tàu, phải bàn giao nhiệm vụ cho Phó Thuyền trưởng hoặc người được ủy quyền; nếu vắng mặt dài ngày phải được cấp trên có thẩm quyền quyết định và bàn giao công tác quản lý, nhiệm vụ cho phó thuyền trưởng bằng văn bản.
...

Theo đó, Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan có nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy, điều khiển phương tiện khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát; trấn áp, truy đuổi, bắt giữ phương tiện vi phạm trên biển.

Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan yêu cầu phải có bằng cấp gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh, chức trách, nhiệm vụ; định biên an toàn tối thiểu thuyền viên trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2328/QĐ-TCHQ năm 2020 quy định yêu cầu về trình độ chuyên môn nghiệp vụ chức danh thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan như sau:

Chức trách, nhiệm vụ của Thuyền trưởng
...
3. Yêu cầu về phẩm chất đạo đức và tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ
a) Yêu cầu phẩm chất đạo đức
- Trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trước hết là việc hiện đại hóa Ngành;
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; gương mẫu chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, Chính sách và pháp luật của Nhà nước, các nội quy quy chế của cơ quan và nơi cư trú;
- Có tư tưởng đổi mới, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm cá nhân; không có các biểu hiện tiêu cực, sách nhiễu, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí; phục tùng sự phân công của tổ chức và sự chỉ đạo của cấp trên;
- Có lý lịch rõ ràng, đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có tinh thần đoàn kết nội bộ, xây dựng tập thể vững mạnh;
- Chấp hành nguyên tắc tập trung, dân chủ và quy chế dân chủ ở cơ quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Tốt nghiệp từ Cao đẳng chuyên ngành điều khiển tàu biển trở lên;
- Có bằng thuyền trưởng theo hạng, đã qua phó thuyền trưởng cùng loại tàu;
- Chứng chỉ Ngoại ngữ và tin học theo tiêu chuẩn ngạch tương ứng;
- Được xếp vào ngạch Hải quan, từ ngạch Kiểm tra viên Trung cấp Hải quan đến ngạch Kiểm tra viên chính Hải quan.

Theo đó yêu cầu thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan yêu cầu phải tốt nghiệp từ Cao đẳng chuyên ngành điều khiển tàu biển trở lên và có bằng thuyền trưởng theo hạng, đã qua phó thuyền trưởng cùng loại tàu.

Thuyền trưởng Tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thuyền trưởng tàu biển thể tự dẫn tàu trong vùng hoa tiêu bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Thuyền trưởng trên tàu thuyền tuần tra, kiểm soát Hải quan yêu cầu phải có bằng cấp gì?
Lao động tiền lương
Khi có hoa tiêu dẫn tàu thì thuyền trưởng tàu biển Việt Nam phải thực hiện những nhiệm vụ nào?
Lao động tiền lương
Khi tàu hành trình thì thuyền trưởng tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Thuyền trưởng tàu biển Việt Nam phải có tiêu chuẩn chuyên môn gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuyền trưởng Tàu biển
1,180 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuyền trưởng Tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuyền trưởng Tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào