Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bao gồm những ai?
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 được viết tắt như nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về chức năng, phạm vi chỉ đạo, nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (viết tắt là Ban Chỉ đạo).
2. Quy định này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo (viết tắt là Cơ quan Thường trực) và các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
Như vậy, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được viết tắt là Ban Chỉ đạo.
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bao gồm những ai?
Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bao gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 10 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Ban Chỉ đạo
Thường trực Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban. Thường trực Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ, quyền hạn:
1. Chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác và giải quyết các công việc phát sinh giữa hai phiên họp của Ban Chỉ đạo.
2. Giải quyết hoặc kiến nghị Ban Chỉ đạo giải quyết các đề xuất, kiến nghị của thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo.
3. Quyết định việc sử dụng tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức và phương tiện của các cơ quan, tổ chức có liên quan để phục vụ nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo khi cần thiết.
4. Chỉ đạo việc phát hiện, cho chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.
5. Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi có căn cứ cho rằng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực, cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc không đủ năng lực để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được giao.
Căn cứ trên quy định Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực bao gồm: Trưởng ban và các Phó Trưởng ban.
Phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực là gì?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định 32-QĐ/TW năm 2021 quy định về phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực như sau:
Phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo
1. Chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.
2. Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ (gọi chung hai loại vụ án, vụ việc này là vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm).
Căn cứ trên quy định giới hạn phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực như sau:
- Ban Chỉ đạo Trung ương chỉ đạo công tác phòng chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp của các tổ chức trong hệ thống chính trị trong phạm vi cả nước.
- Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng hoặc có dấu hiệu tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm;
- Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tiêu cực khác ngoài tham nhũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm chất đạo đức, vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?