Thương binh là như thế nào? Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi của thương binh từ 1/7/2024 tăng bao nhiêu?

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh từ 1/7/2024 là bao nhiêu?

Thương binh là như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 thì thương binh là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ trong Quân đội nhân dân và sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong Công an nhân dân bị thương có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét công nhận là thương binh, cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” khi thuộc một trong các trường hợp:

- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;

- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong địa bàn địch chiếm đóng, địa bàn có chiến sự, địa bàn tiếp giáp với vùng địch chiếm đóng;

- Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch;

- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh mà để lại thương tích thực thể;

- Làm nghĩa vụ quốc tế;

- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, diễn tập hoặc làm nhiệm vụ phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm;

- Do tai nạn khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn biên giới, trên biển, hải đảo có điều kiện đặc biệt khó khăn theo danh mục do Chính phủ quy định;

- Trực tiếp làm nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm;

- Đặc biệt dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của Nhân dân hoặc ngăn chặn, bắt giữ người có hành vi phạm tội, là tấm gương có ý nghĩa tôn vinh, giáo dục, lan tỏa rộng rãi trong xã hội.

Thương binh là như thế nào? Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi của thương binh từ 1/7/2024 tăng bao nhiêu?

Thương binh là như thế nào? Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi của thương binh từ 1/7/2024 tăng bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi nào?

Theo Điều 24 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định:

Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh
1. Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh như sau:
a) Trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể và loại thương binh;
b) Trợ cấp người phục vụ đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình;
c) Phụ cấp hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
d) Phụ cấp đặc biệt hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có vết thương đặc biệt nặng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh hưởng phụ cấp đặc biệt hằng tháng thì không hưởng phụ cấp hằng tháng.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên thì được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
4. Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể.
5. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
6. Được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Theo đó thương binh được hưởng các chế độ ưu đãi sau:

- Trợ cấp, phụ cấp hằng tháng;

- Bảo hiểm y tế;

- Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;

- Ưu tiên, hỗ trợ trong giáo dục và đào tạo, tạo điều kiện làm việc;

- Chế độ ưu đãi điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020;

- Ngoài ra còn được Nhà nước hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu, bao gồm nhà xưởng, trường, lớp, trang bị, thiết bị, được vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi, mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh từ 1/7/2024 là bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 77/2024/NĐ-CP) thì nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng lên 2.789.000 đồng.

Trong đó, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP về mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh từ 01/7/2024 như sau:

Đơn vị tính: đồng

STT

Tỷ lệ

tổn thương

cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

STT

Tỷ lệ

tổn thương

cơ thể

Mức hưởng trợ cấp

1

21%

1.878.000

21

41%

3.667.000

2

22%

1.969.000

22

42%

3.753.000

3

23%

2.053.000

23

43%

3.839.000

4

24%

2.144.000

24

44%

3.934.000

5

25%

2.236.000

25

45%

4.024.000

6

26%

2.323.000

26

46%

4.113.000

7

27%

2.411.000

27

47%

4.200.000

8

28%

2.505.000

28

48%

4.289.000

9

29%

2.589.000

29

49%

4.382.000

10

30%

2.683.000

30

50%

4.469.000

11

31%

2.770.000

31

51%

4.561.000

12

32%

2.862.000

32

52%

4.650.000

13

33%

2.950.000

33

53%

4.736.000

14

34%

3.040.000

34

54%

4.827.000

15

35%

3.132.000

35

55%

4.918.000

16

36%

3.217.000

36

56%

5.009.000

17

37%

3.304.000

37

57%

5.093.000

18

38%

3.399.000

38

58%

5.185.000

19

39%

3.489.000

39

59%

5.277.000

20

40%

3.576.000

40

60%

5.364.000

41

61%

5.450.000

61

81%

7.240.000

42

62%

5.545.000

62

82%

7.332.000

43

63%

5.629.000

63

83%

7.421.000

44

64%

5.721.000

64

84%

7.507.000

45

65%

5.809.000

65

85%

7.601.000

46

66%

5.902.000

66

86%

7.686.000

47

67%

5.990.000

67

87%

7.773.000

48

68%

6.081.000

68

88%

7.865.000

49

69%

6.170.000

69

89%

7.959.000

50

70%

6.257.000

70

90%

8.050.000

51

71%

6.343.000

71

91%

8.134.000

52

72%

6.436.000

72

92%

8.222.000

53

73%

6.530.000

73

93%

8.314.000

54

74%

6.617.000

74

94%

8.398.000

55

75%

6.708.000

75

95%

8.495.000

56

76%

6.794.000

76

96%

8.582.000

57

77%

6.884.000

77

97%

8.669.000

58

78%

6.970.000

78

98%

8.761.000

59

79%

7.060.000

79

99%

8.850.000

60

80%

7.150.000

80

100%

8.941.000

Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp ưu đãi
1,988 lượt xem
Trợ cấp ưu đãi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Dự kiến tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng?
Lao động tiền lương
Trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như thế nào?
Lao động tiền lương
Tăng trợ cấp ưu đãi cho người có công cao hơn mức tăng lương cơ sở đúng không?
Lao động tiền lương
Thương binh là như thế nào? Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi của thương binh từ 1/7/2024 tăng bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2024 mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu theo Dự thảo?
Lao động tiền lương
Mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi lên 35,72% cho người có công với cách mạng từ 1/7/2024 đúng không?
Lao động tiền lương
Điều chỉnh mức trợ cấp ưu đãi người có công từ 1/7 theo Kết luận 83-KL/TW của Bộ chính trị ra sao?
Lao động tiền lương
Tăng mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân lên bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B tăng lên bao nhiêu từ tháng 7/2023?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào