Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh người Việt Nam đi xuất khẩu lao động với thời hạn bao lâu?
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh người Việt Nam đi xuất khẩu lao động là bao lâu?
Căn cứ Điều 57 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh người lao động đi xuất khẩu lao động như sau:
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
Thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh do bên bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp ấn định tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.
Theo đó thời gian thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh người lao động đi xuất khẩu lao động được thỏa thuận giữa bên bảo lãnh và doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp.
Trường hợp không thỏa thuận được thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong một thời hạn hợp lý do doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp ấn định.
Thời gian này tính từ thời điểm bên bảo lãnh nhận được thông báo của doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho người lao động.
Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh người Việt Nam đi xuất khẩu lao động với thời hạn bao lâu? (Hình từ Internet)
Hợp đồng bảo lãnh người Việt Nam đi xuất khẩu lao động bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 21/2021/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nội dung hợp đồng bảo lãnh
Hợp đồng bảo lãnh bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
1. Các bên tham gia
a) Bên bảo lãnh là cá nhân hoặc tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật số 69/2020/QH14;
b) Bên được bảo lãnh là người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
c) Bên nhận bảo lãnh là doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Phạm vi bảo lãnh
Phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh:
a) Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
b) Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
c) Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
3. Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia
a) Quyền của bên bảo lãnh
...
b) Nghĩa vụ của bên bảo lãnh
...
c) Quyền của bên nhận bảo lãnh
...
d) Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh
...
4. Chấm dứt bảo lãnh
Bảo lãnh chấm dứt trong các trường hợp theo quy định của pháp luật dân sự về bảo lãnh.
5. Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật.
Theo đó, hợp đồng bảo lãnh bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Các bên tham gia:
+ Bên bảo lãnh.
+ Bên được bảo lãnh.
+ Bên nhận bảo lãnh.
- Phạm vi bảo lãnh: là một phần hoặc toàn bộ những nghĩa vụ sau đây của bên được bảo lãnh:
+ Thanh toán tiền dịch vụ bên được bảo lãnh chưa thanh toán;
+ Thanh toán chi phí bồi thường thiệt hại do bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng gây ra;
+ Thanh toán tiền lãi trong trường hợp chậm thanh toán các khoản tiền thuộc phạm vi bảo lãnh được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
- Chấm dứt bảo lãnh.
- Các thỏa thuận khác không trái với quy định của pháp luật.
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh người lao động đi xuất khẩu lao động bằng những biện pháp nào?
Căn cứ Điều 59 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, cụ thể như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh
1. Doanh nghiệp dịch vụ, đơn vị sự nghiệp có thể thỏa thuận với bên bảo lãnh về việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
2. Việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
3. Việc xác lập, thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Theo đó bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh người lao động đi xuất khẩu lao động bằng những biện pháp bảo đảm bằng tài sản để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Việc sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản được thỏa thuận với bên bảo lãnh và được lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng bảo lãnh.
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Black Friday là thứ mấy? Trong tháng 11 2024 có ngày lễ lớn nào NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lễ Tạ Ơn 2024 là ngày mấy? Lễ Tạ Ơn có những hoạt động gì? Ở Việt Nam, người lao động có được nghỉ làm vào ngày Lễ Tạ Ơn không?
- Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?