Thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản?
Người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Theo điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
...
Theo đó, người lao động là công dân Việt Nam, làm việc tại doanh nghiệp được hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai (chỉ áp dụng với lao động nữ) hoặc thực hiện biện pháp triệt sản (áp dụng chung cho người lao động) nếu thuộc đối tượng được hưởng chế độ thai sản theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động làm việc tại doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp dưới đây, thì thuộc đối tượng hưởng chế độ thai sản:
- Trường hợp người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên/hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Trường hợp người lao động là người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương.
Người quản lý doanh nghiệp được quy định tại khoản 24 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
24. Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, khi người lao động làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc là người quản lý doanh nghiệp có hưởng lương, thì được hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai.
Thực hiện các biện pháp tránh thai người lao động nữ có được hưởng chế độ thai sản? (Hình từ Internet)
Thời gian hưởng chế độ khi người lao động nữ thực hiện các biện pháp tránh thai là bao lâu?
Căn cứ Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản với thời gian nghỉ việc tối đa là:
- 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai.
- 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ nêu trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Mức hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai như thế nào?
Theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;
...
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.
...
Như vậy, người lao động khi nghỉ việc để thực hiện các biện pháp tránh thai thì:
- Mức hưởng một tháng: bằng 100% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ là mức bình quân của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
- Mức hưởng theo ngày: bằng mức hưởng một tháng chia cho 30 ngày.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?