Thông tư 18/2023/TT-BYT quy định nội dung nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ như thế nào?
Đối tượng áp dụng Thông tư 18/2023/TT-BYT gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 18/2023/TT-BYT có quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng như sau:
+ Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
+ Đối tượng áp dụng:
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ sở y tế được giao nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ;
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thông tư 18/2023/TT-BYT quy định nội dung nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ như thế nào?
Thông tư 18/2023/TT-BYT quy định nội dung nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 18/2023/TT-BYT có quy định về nội dung nhiệm vụ như sau:
Theo đó, nội dung nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương bao gồm 05 nội dung chính như sau:
- Tham mưu về công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ:
+ Xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch, phương hướng, nhiệm vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ, gửi Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố cho ý kiến, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định và theo phân cấp;
+ Phối hợp tham mưu, đề xuất chế độ khám bệnh, chữa bệnh đối với cán bộ thuộc diện quản lý; nhân viên y tế thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trên địa bàn tỉnh, thành phố;
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ trên địa bàn tỉnh, thành phố.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ:
+ Quản lý sức khỏe: Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe cán bộ theo quy định và theo phân cấp; phối hợp với Hội đồng chuyên môn bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố trong việc phân loại sức khỏe cán bộ thuộc diện quản lý;
+ Tiếp nhận khám bệnh, cấp cứu, điều trị ngoại trú, nội trú, chuyển tuyến theo quy định; tổ chức khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ;
+ Thực hiện, phối hợp khám phân loại sức khỏe trước khi bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quản lý và các đối tượng khác do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy quy định.
+ Thực hiện truyền thông, cung cấp thông tin, tư vấn về sức khỏe; hướng dẫn phòng, chống bệnh dịch, bệnh truyền nhiễm,… chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cán bộ thuộc diện quản lý;
+ Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng và tổ chức phương án bảo đảm về y tế, xử lý các tình huống cấp cứu đối với các cán bộ khi tham gia các hội nghị, sự kiện, công tác trên địa bàn.
- Quản lý và huy động các nguồn lực:
+ Lập và quản lý danh sách nhân lực y tế có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm tại địa phương tham gia hội đồng chuyên môn để hội chẩn, tham gia cấp cứu trong trường hợp cần thiết.
+ Quản lý các nguồn lực về nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, tài sản bảo đảm cho nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ theo đúng quy định và theo phân cấp;
+ Huy động các nguồn lực để thực hiện giải quyết tình huống cấp cứu cán bộ Lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi công tác tại địa phương và các cán bộ thuộc diện quản lý theo phân cấp.
- Phối hợp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho cán bộ cấp cục, vụ, viện và tương đương trở lên của các cơ quan Trung ương; cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý đang công tác hoặc đã nghỉ hưu trên địa bàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được phân công của cấp có thẩm quyền
Thông tư 18/2023/TT-BYT có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 18/2023/TT-BYT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì thông tư có hiệu lực kể từ ngày 12 tháng 12 năm 2023.
Đồng thời trách nhiệm thực hiện Thông tư 18/2023/TT-BYT được quy định cụ thể như sau:
1. Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, các vụ, cục của Bộ Y tế và các đơn vị có liên quan để hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham mưu cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này theo thẩm quyền.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Y tế (Cục Quản lý Khám, chữa bệnh) để xem xét, giải quyết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?