Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được phân cấp quản lý những chức danh nào?
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được phân cấp quản lý những chức danh nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:
Phân cấp đối tượng quản lý
...
2. Thống đốc quản lý các chức danh:
a) Chánh Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục Phát hành và kho quỹ và Chi cục Công nghệ tin học.
c) Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc NHNN, trừ: Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng, Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Văn phòng đại diện), NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Chi nhánh), Học viện Ngân hàng, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
d) Kế toán trưởng các đơn vị: Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng hợp tác xã, Nhà máy In tiền Quốc gia, Công ty Quản lý tài sản.
...
Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quản lý các chức danh sau:
- Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục Phát hành và kho quỹ và Chi cục Công nghệ tin học.
- Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, trừ:
+ Cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng;
+ Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Học viện Ngân hàng;
+ Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kế toán trưởng các đơn vị:
+ Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ;
+ Ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ;
+ Ngân hàng hợp tác xã;
+ Nhà máy In tiền Quốc gia;
+ Công ty Quản lý tài sản.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được phân cấp quản lý những chức danh nào? (Hình từ Internet)
Việc phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014, việc phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung sau:
- Quản lý biên chế;
- Tuyển dụng;
- Phân công nhiệm vụ, điều động, luân chuyển, biệt phái và chuyển công tác;
- Quy hoạch;
- Đào tạo và bồi dưỡng;
- Đánh giá và xếp loại;
- Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, từ chức và miễn nhiệm;
- Cử người làm đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; cử, tiếp nhận công chức đi đại diện tại các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế;
- Cho ý kiến về việc giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc giới thiệu ứng cử, đề cử công chức, viên chức vào các cơ quan, tổ chức theo quy định của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Cử, chấp thuận ra nước ngoài;
- Khen thưởng;
- Kỷ luật;
- Quản lý ngạch, thực hiện chế độ tiền lương;
- Thực hiện chế độ thôi việc, nghỉ hưu và chế độ khác;
- Kiểm tra công tác cán bộ;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác cán bộ;
- Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê; quản lý hồ sơ, công chức, viên chức và người lao động.
Ngoài ra, các nội dung khác về quản lý công chức, viên chức và người lao động không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014 được thực hiện theo các quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và của NHNN.
Việc phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động Ngân hàng Nhà nước phải đi đôi với công tác nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 1370/QĐ-NHNN năm 2014 quy định như sau:
Nguyên tắc phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động
1. Bảo đảm sự lãnh đạo của Ban Cán sự Đảng, cấp ủy Đảng các cấp, Thống đốc và Thủ trưởng đơn vị trong công tác cán bộ.
2. Đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch; thực hiện chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu đơn vị trong công tác quản lý công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi được phân cấp.
3. Tuân thủ đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, quy trình, thủ tục và các quy định của Đảng, Nhà nước và của NHNN trong công tác cán bộ.
4. Phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được phân cấp quản lý. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc NHNN chịu trách nhiệm trước Ban Cán sự Đảng và Thống đốc về việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp.
Theo đó, việc phân cấp quản lý công chức, viên chức và người lao động Ngân hàng Nhà nước phải đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị được phân cấp quản lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?