Thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc của viên chức thay đổi như thế nào so với trước đây?
Thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc của viên chức thay đổi như thế nào so với trước đây?
Căn cứ Điều 25 Luật Viên chức 2010 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về các loại hợp đồng làm việc đối với viên chức, cụ thể như sau:
Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người được tuyển dụng làm viên chức kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020, trừ trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
a) Viên chức được tuyển dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2020;
b) Cán bộ, công chức chuyển sang làm viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 58 của Luật này;
c) Người được tuyển dụng làm viên chức làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 60 tháng.
Đối chiếu với quy định cũ tại Điều 25 Luật Viên chức 2010 khi chưa được sửa đổi quy định như sau:
Các loại hợp đồng làm việc
1. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng làm việc xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
2. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 58 của Luật này.
Theo đó, hợp đồng làm việc xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Như vậy, kể từ ngày 01/07/2020, thời hạn thực hiện hợp đồng theo Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 sẽ bị kéo dài lên đến 60 tháng thay vì 36 tháng theo quy định trước đó.
Có thể thấy rằng việc kéo dài thời hạn hợp đồng làm việc của viên chức lên đến 60 tháng tạo điều kiện cho viên chức trong việc làm quen với công việc của vị trí được tuyển dụng và có thể phát huy được khả năng của mình trong công việc.
Thời hạn thực hiện hợp đồng làm việc của viên chức thay đổi như thế nào so với trước đây? (Hình từ Internet)
Hợp đồng làm việc của viên chức phải đảm bảo những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Luật Viên chức 2010 quy định nội dung hợp đồng làm việc phải có những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của đơn vị sự nghiệp công lập và người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập;
- Họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người được tuyển dụng.
Trường hợp người được tuyển dụng là người dưới 18 tuổi thì phải có họ tên, địa chỉ, ngày, tháng, năm sinh của người đại diện theo pháp luật của người được tuyển dụng;
- Công việc hoặc nhiệm vụ, vị trí việc làm và địa điểm làm việc;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Loại hợp đồng, thời hạn và điều kiện chấm dứt của hợp đồng làm việc;
- Tiền lương, tiền thưởng và chế độ đãi ngộ khác (nếu có);
- Thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi;
- Chế độ tập sự (nếu có);
- Điều kiện làm việc và các vấn đề liên quan đến bảo hộ lao động;
- Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;
- Hiệu lực của hợp đồng làm việc;
- Các cam kết khác gắn với tính chất, đặc điểm của ngành, lĩnh vực và điều kiện đặc thù của đơn vị sự nghiệp công lập nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Viên chức khi hoạt động nghề nghiệp phải tuân thủ theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Viên chức 2010, Hoạt động nghề nghiệp của viên chức phải tuân thủ 4 nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
- Tận tụy phục vụ nhân dân.
- Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của nhân dân.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Có bổ nhiệm công chức lãnh đạo trong cơ quan hành chính nhà nước từ nguồn nhân sự bên ngoài được không?
- Ủy quyền quyết toán thuế là gì? Ai được ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là cán bộ hay công chức?
- Công chức biệt phái, luân chuyển được hưởng chế độ chính sách ra sao?