Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo đến công tác tại cơ quan liên đoàn lao động là bao lâu?
Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo đến công tác tại cơ quan liên đoàn lao động là bao lâu?
Tại Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1423/QĐ-TLĐ năm 2015 có quy định như sau:
Thời hạn luân chuyển
Thời hạn luân chuyển phải đủ 03 năm. Trường hợp đặc biệt, theo nhu cầu của công tác cán bộ và năng lực của cán bộ được luân chuyển, nếu cần phải bổ sung nhân sự theo đề án đại hội và chuẩn bị nhân sự cho đại hội, hoặc bổ nhiệm mới cho chức danh cán bộ do khuyết được bổ sung thì thời hạn luân chuyển được thực hiện sớm hơn 3 năm.
Như vậy, cán bộ lãnh đạo sẽ được luân chuyển đến công tác tại cơ quan liên đoàn lao động trong thời hạn 03 năm.
Trường hợp đặc biệt, theo nhu cầu của công tác cán bộ và năng lực của cán bộ được luân chuyển, nếu cần phải bổ sung nhân sự theo đề án đại hội và chuẩn bị nhân sự cho đại hội, hoặc bổ nhiệm mới cho chức danh cán bộ do khuyết được bổ sung thì thời hạn luân chuyển được thực hiện sớm hơn 3 năm.
Thời hạn luân chuyển cán bộ lãnh đạo đến công tác tại cơ quan liên đoàn lao động là bao lâu?
Trong thời gian luân chuyển, chế độ nâng bậc lương trước hạn của cán bộ lãnh đạo có thay đổi hay không?
Tại khoản 1 Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1423/QĐ-TLĐ năm 2015 có quy định như sau:
Chế độ, chính sách đối với cán bộ trong thời gian thực hiện luân chuyển
1. Được Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN giữ nguyên ngạch công chức, mức lương, phụ cấp chức vụ và các loại phụ cấp khác (nếu có) và nâng bậc lương thường xuyên, nâng lương trước thời hạn, nâng ngạch, khen thưởng, tái bổ nhiệm (nếu đủ điều kiện); đóng bảo hiểm xã hội và các chế độ, chính sách khác theo quy định của Nhà nước, của tổ chức công đoàn và của Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN như người đang làm việc tại cơ quan trong suốt quá trình luân chuyển. Nếu luân chuyển đến những nơi có chế độ phụ cấp khác (ngoài phụ cấp chức vụ) cao hơn thì thực hiện theo quy định mới cao hơn.
2. Được Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN thanh toán công tác phí đối với các hoạt động do Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN triệu tập đích danh tên cán bộ luân chuyển.
3. Được cơ quan nơi cán bộ luân chuyển đến thanh toán công tác phí đối với các hoạt động do nơi cán bộ luân chuyển đến phân công công tác và thực hiện các chế độ khác như ăn trưa, quà trong các dịp lễ, tết... (nếu có) như cán bộ, công chức của đơn vị nơi luân chuyển đến.
4. Được Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN thanh toán tiền tàu xe hàng năm về thăm gia đình 2 Iần/1 năm vào các dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và nghỉ tết âm lịch; được trợ cấp khó khăn thường xuyên hàng tháng (trừ tháng nghỉ theo chế độ phép, BHXH) bằng 1/2 tháng lương cơ sở trong thời gian luân chuyển; được Tổng Liên đoàn LĐVN bố trí chỗ ở không thu tiền, hoặc chi tiền thuê nhà trong thời gian cán bộ thực hiện luân chuyển.
5. Được cơ quan nơi luân chuyển đến đảm bảo thực hiện: Bố trí chỗ làm việc, phương tiện làm việc theo quy định chung của cơ quan; bố trí chỗ ở không thu tiền (nếu có điều kiện); tiếp nhận sinh hoạt Đảng, đoàn thể; làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh theo bảo hiểm y tế.
Như vậy, trong thời gian thực hiện luân chuyển, cán bộ lãnh đạo sẽ được giữ nguyên chế độ nâng bậc lương trước hạn.
Cán bộ lãnh đạo sau khi hoàn thành luân chuyển trở về có được giữ nguyên chức vụ hiện tại?
Tại khoản 1 Điều 12 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1423/QĐ-TLĐ năm 2015 có quy định như sau:
Bố trí công tác cho cán bộ sau luân chuyển
1. Cán bộ sau khi hoàn thành luân chuyển trở về Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN, được bổ nhiệm chức vụ tương đương với chức vụ trước khi luân chuyển; hoặc giữ nguyên chức vụ hiện tại; hoặc điều động để bổ nhiệm tại một đơn vị mới khác. Nếu được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian luân chuyển và xây dựng được đề án có tính khả thi, tùy theo năng lực sẽ được ưu tiên khi lựa chọn bổ nhiệm vào vị trí chức vụ mới khi có nhiều phương án nhân sự.
2. Trường hợp khi kết thúc thời gian luân chuyển, nếu đơn vị tại nơi cán bộ đang luân chuyển có nhu cầu xin cán bộ luân chuyển ở lại và được sự đồng ý của cán bộ luân chuyển, thì tùy từng trường hợp cụ thể, Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN và Thủ trưởng Cơ quan Tổng Liên đoàn LĐVN xem xét tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển được ở lại công tác tại đơn vị đang luân chuyển và làm các thủ tục chuyển công tác cho cán bộ.
Như vậy, cán bộ sau khi hoàn thành luân chuyển trở về Cơ quan Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam vẫn sẽ được giữ nguyên chức vụ hiện tại.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?