Thời hạn ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc của viên chức là bao lâu?
Thời hạn ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc của viên chức là bao lâu?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
1. Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày người trúng tuyển hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức ra quyết định tuyển dụng, đồng thời gửi quyết định tới người trúng tuyển theo địa chỉ đã đăng ký và đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để biết, thực hiện việc ký hợp đồng làm việc với viên chức.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người được tuyển dụng viên chức phải đến đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức để ký hợp đồng làm việc và nhận việc, trừ trường hợp quyết định tuyển dụng quy định thời hạn khác hoặc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức đồng ý gia hạn.
...
Theo đó hiện nay trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày trúng tuyển người đứng đầu cơ quan đơn vị có thẩm quyền sẽ ra quyết định tuyển dụng. Và trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định tuyển dụng, người trúng tuyển phải đến đơn vị sự nghiệp công lập để ký hợp đồng làm việc và nhận việc.
Khác với quy định trước đây tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Nghị định 29/2012/NĐ-CP (Có hiệu lực từ ngày 01/6/2012 - 29/9/2020) quy định về ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc như sau:
Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
1. Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng, người trúng tuyển viên chức phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập theo thông báo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định này.
2. Trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng làm việc được ký kết, người trúng tuyển phải đến nhân việc, trừ trường hợp hợp đồng làm việc quy định thời hạn khác. Trường hợp người trúng tuyển có lý do chính đáng mà không thể đến nhận việc thì phải làm đơn xin gia hạn trước khi kết thúc thời hạn nêu trên gửi cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức.
...
Trước đây trong thời hạn chậm nhất 20 ngày kể từ ngày công bố kết quả tuyển dụng người trúng tuyển phải đến ký hợp đồng làm việc với đơn vị sự nghiệp công lập. Và trong thời hạn chậm nhật là 20 ngày kể từ ngày hợp đồng làm việc được ký kết người trúng tuyển phải đến nhận việc.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì thời hạn ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc của viên chức đã được kéo dài hơn 10 ngày so với trước đây.
Thời hạn ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc của viên chức là bao lâu? (Hình từ Internet)
Quá thời hạn ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc mà người được tuyển dụng viên chức không đến thì sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 18 Nghị định 115/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Ký kết hợp đồng làm việc và nhận việc
...
3. Trường hợp người được tuyển dụng viên chức không đến ký hợp đồng làm việc và nhận việc trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
...
Theo đó trường hợp người trúng tuyển viên chức không đến ký hợp đồng làm việc và nhận việc trong thời hạn quy định thì người đứng đầu sự nghiệp công lập sử dụng viên chức đề nghị cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
Viên chức có được từ chối thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao hay không?
Căn cứ Điều 19 Luật Viên chức 2010 quy định về những việc viên chức không được làm, cụ thể như sau:
Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, hành vi trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao là việc mà viên chức không được làm.
Như vậy, trong quá trình làm việc, viên chức không được từ chối thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao mà không có lý do chính đáng.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?