Thời giờ nghỉ ngơi của trưởng tàu khách đường sắt nếu phải thực hiện ở trên tàu thì có được tính vào thời giờ làm việc?

Cho tôi hỏi thời giờ nghỉ ngơi của trưởng tàu khách đường sắt nếu phải thực hiện ở trên tàu thì có được tính vào thời giờ làm việc? Trưởng tàu khách đường sắt có được phép cho dừng tàu hay không? Câu hỏi của anh Minh (Hà Nội).

Trưởng tàu khách đường sắt có được phép cho dừng tàu hay không?

Tại điểm c khoản 4 Điều 4 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng tàu
Trưởng tàu bao gồm chức danh trưởng tàu khách, trưởng tàu hàng.
...
4. Quyền hạn của trưởng tàu khách:
a) Trong trường hợp cấp thiết, trưởng tàu khách có quyền yêu cầu đối với hành khách để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu và phải báo cáo ngay với điều độ chạy tàu hoặc nhà ga gần nhất về tình trạng cấp thiết;
b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu; tạm đình chỉ nhiệm vụ của nhân viên trên tàu vi phạm các quy định của pháp luật, của doanh nghiệp gây mất an toàn chạy tàu, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết khi thực hiện quyền từ chối quy định tại Điểm này;
c) Quyết định cho tàu dừng tại ga hoặc địa điểm thuận lợi nhất để cấp cứu người bị thương, chuyển giao người bị thương, bị chết cùng tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc công an, bệnh viện, chính quyền địa phương để giải quyết tiếp.

Như vậy, trưởng tàu có quyền quyết định cho tàu dừng tại ga hoặc địa điểm thuận lợi nhất để cấp cứu người bị thương, chuyển giao người bị thương, bị chết cùng tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc công an, bệnh viện, chính quyền địa phương để giải quyết tiếp.

Thời giờ nghỉ ngơi của trưởng tàu khách đường sắt nếu phải thực hiện ở trên tàu thì có được tính vào thời giờ làm việc?

Thời giờ nghỉ ngơi của trưởng tàu khách đường sắt nếu phải thực hiện ở trên tàu thì có được tính vào thời giờ làm việc? (Hình từ Internet)

Thời giờ nghỉ ngơi của trưởng tàu khách đường sắt nếu phải thực hiện ở trên tàu thì có được tính vào thời giờ làm việc?

Tại điểm b khoản 3 Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BGTVT có quy định:

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu
...
3. Nguyên tắc tổ chức thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên đường sắt làm việc ở trên các đoàn tàu
a) Thời giờ nghỉ ngơi sau một hành trình chạy tàu để chuyển sang hành trình chạy tàu tiếp theo ít nhất là 12 giờ. Trường hợp do yêu cầu của biểu đồ chạy tàu, thời giờ nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu có thể ngắn hơn nhưng tối thiểu cũng phải bằng thời giờ làm việc của ban trước liền kề;
b) Thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc;
c) Ở những khu đoạn ngắn (hành trình chạy tàu từ 8 giờ trở xuống) và những đoàn tàu thực hiện thay phiên (nghỉ giữa hai hành trình chạy tàu) ở trên tàu thì người sử dụng lao động có thể áp dụng chế độ làm việc theo ban như quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này;
d) Trong mọi trường hợp tàu bị trở ngại, sự cố thì các chức danh làm việc trên đoàn tàu phải có trách nhiệm đưa đoàn tàu về nơi quy định và chỉ khi bàn giao xong đoàn tàu mới thực hiện xuống ban nghỉ ngơi. Số giờ làm thêm trong trường hợp này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải được trả lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, thời giờ nghỉ ngơi giữa hai hành trình chạy tàu nếu phải thực hiện ở trên tàu hoặc khi nhận việc phải chờ đợi, phải di chuyển đến địa điểm khác, những thời giờ đó không coi là thời giờ làm việc.

Trưởng tàu khách đường sắt có nhiệm vụ gì?

Tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 33/2018/TT-BGTVT có quy định:

Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng tàu
Trưởng tàu bao gồm chức danh trưởng tàu khách, trưởng tàu hàng.
2. Nhiệm vụ của trưởng tàu khách:
a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, phục vụ khách hàng, hoạt động của các bộ phận làm việc trên tàu;
b) Lập biên bản với sự tham gia của người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương, các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trên tàu theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng đường sắt, các quy định khác của pháp luật và của doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu;
d) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện;
đ) Ghi chép, tổng hợp báo cáo các sự việc liên quan đến hành trình chạy tàu;
e) Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu khách thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu khách.

Như vậy, trưởng tàu khách phải thực hiện các nhiệm vụ theo quy định nêu trên.

Nhân viên đường sắt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Có quy định phạt nồng độ cồn với nhân viên gác chắn đường sắt hay không?
Lao động tiền lương
Nhân viên lái tàu có được lái các phương tiện giao thông đường sắt khác phương tiện được quy định trong giấy phép không?
Lao động tiền lương
Nhân viên lái tàu trên đường sắt không lái tàu trong bao lâu thì giấy phép không còn giá trị?
Lao động tiền lương
Nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe có quyền tạm dừng thực hiện công việc dẫn máy khi nào?
Lao động tiền lương
Nhân viên gác ghi đường sắt được đảm nhận công việc của chức danh nào?
Lao động tiền lương
Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu có quyền ra tín hiệu dừng tàu không?
Lao động tiền lương
Nhân viên điều độ chạy tàu ga có quyền đình chỉ nhiệm vụ đối với những chức danh nào?
Lao động tiền lương
Nhân viên lái tàu trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị có được đảm nhận công việc của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu không?
Lao động tiền lương
Yêu cầu trưởng tàu hàng đường sắt phải có bao nhiêu năm đảm nhận trực tiếp công việc của trưởng dồn?
Lao động tiền lương
Trưởng dồn trực tiếp phục vụ chạy tàu có quyền đề nghị đình chỉ nhiệm vụ nhân viên ghép nối đầu máy toa xe khi nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nhân viên đường sắt
343 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhân viên đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào