Thợ kỹ thuật điện trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?

Trên tàu biển Việt Nam thì thợ kỹ thuật điện chịu sự quản lý của ai và thực hiện những nhiệm vụ nào? Câu hỏi của anh Tuấn (Lâm Đồng).

Thợ kỹ thuật điện có phải là thuyền viên của tàu biển Việt Nam không?

Căn cứ Điều 3 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Chức danh thuyền viên
1. Chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam bao gồm: thuyền trưởng, đại phó, máy trưởng, máy hai, sỹ quan boong (phó hai, phó ba), sỹ quan máy (máy ba, máy tư), thuyền phó hành khách, sỹ quan thông tin vô tuyến, sỹ quan kỹ thuật điện, sỹ quan an ninh tàu biển, sỹ quan máy lạnh, thủy thủ trưởng, thủy thủ phó, thủy thủ trực ca (AB, OS), thợ máy chính, thợ máy trực ca (AB, Oiler), thợ kỹ thuật điện, nhân viên thông tin vô tuyến, quản trị, bác sỹ hoặc nhân viên y tế, bếp trưởng, cấp dưỡng, nhân viên phục vụ, thợ máy lạnh, thợ bơm.
Tùy thuộc vào loại tàu, đặc tính kỹ thuật và mục đích sử dụng, chủ tàu bố trí các chức danh phù hợp với định biên của tàu.
2. Đối với các chức danh không quy định cụ thể tại khoản 1 Điều này, thì chủ tàu căn cứ vào điều kiện kỹ thuật và mục đích sử dụng của tàu để bố trí các chức danh và quy định nhiệm vụ theo chức danh đó.

Như vậy, theo quy định trên, thợ kỹ thuật điện là chức danh của thuyền viên trên tàu biển Việt Nam.

Thợ kỹ thuật điện trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?

Thợ kỹ thuật điện trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào? (Hình từ Internet)

Thợ kỹ thuật điện thực hiện những nhiệm vụ gì trên tàu biển Việt Nam?

Căn cứ Điều 22 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định như sau:

Nhiệm vụ của thợ kỹ thuật điện
Thợ kỹ thuật điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của sỹ quan kỹ thuật điện hoặc sỹ quan máy trực ca nếu trên tàu không bố trí chức danh sỹ quan kỹ thuật điện. Thợ kỹ thuật điện có nhiệm vụ sau đây:
1. Bảo đảm chế độ làm việc của máy điện và các thiết bị điện khác theo đúng quy trình kỹ thuật. Bảo đảm cung cấp điện liên tục cho toàn tàu. Khi phát hiện máy điện và các thiết bị hoạt động không bình thường thì phải báo kịp thời cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện để có biện pháp khắc phục.
2. Bảo đảm khai thác đúng quy trình kỹ thuật đối với các máy phát điện, máy phát điện sự cố, các động cơ điện cần cẩu, máy tời, điện phụ của máy diesel, ắc quy sự cố, điện tự động lò hơi, các máy quạt điện, các thiết bị khác về điện và hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu.
3. Bảo dưỡng các trang thiết bị điện như thiết bị lái tự động, thiết bị liên lạc bằng điện thoại, sửa chữa và thay thế thiết bị điện sinh hoạt theo sự hướng dẫn của sỹ quan kỹ thuật điện.

Theo đó, thợ kỹ thuật điện thực hiện những nhiệm vụ theo quy định trên.

Nhiệm vụ của thợ kỹ thuật điện trực ca trên tàu biển Việt Nam?

Căn cứ Điều 38 Thông tư 23/202\17/TT-BGTVT quy định như sau:

Nhiệm vụ của thợ kỹ thuật điện trực ca
1. Thợ kỹ thuật điện trực ca chịu sự chỉ huy trực tiếp của sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện nếu trên tàu có bố trí chức danh sỹ quan kỹ thuật điện. Trường hợp trên tàu không bố trí chức danh thợ kỹ thuật điện thì việc trực ca điện do sỹ quan kỹ thuật điện đảm nhiệm.
2. Thợ kỹ thuật điện trực ca có nhiệm vụ sau đây:
a) Nhận bàn giao tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị điện, điện tử;
b) Báo cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện biết về việc nhận ca của mình;
c) Bảo đảm chế độ làm việc của máy điện và các thiết bị điện khác theo đúng quy trình kỹ thuật;
d) Không được đóng hoặc mở các cầu dao điện chính khi chưa được phép của sỹ quan kỹ thuật điện hoặc sỹ quan máy trực ca;
đ) Bảo đảm cung cấp điện liên tục cho tàu; khi phát hiện máy điện và các thiết bị hoạt động không bình thường thì phải báo kịp thời cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện để có biện pháp khắc phục.

Như vậy, thợ kỹ thuật điện trực ca thực hiện nhiệm vụ sau đây:

- Nhận bàn giao tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị điện, điện tử;

- Báo cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện biết về việc nhận ca của mình;

- Bảo đảm chế độ làm việc của máy điện và các thiết bị điện khác theo đúng quy trình kỹ thuật;

- Không được đóng hoặc mở các cầu dao điện chính khi chưa được phép của sỹ quan kỹ thuật điện hoặc sỹ quan máy trực ca;

- Bảo đảm cung cấp điện liên tục cho tàu; khi phát hiện máy điện và các thiết bị hoạt động không bình thường thì phải báo kịp thời cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện để có biện pháp khắc phục.

Tàu biển Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trên tàu biển Việt Nam có bắt buộc phải có chức danh cấp dưỡng hay không?
Lao động tiền lương
Tên gọi khác của Sỹ quan máy trên tàu biển Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Trên tàu biển Việt Nam những người có chức danh bác sỹ hoặc nhân viên y tế thực hiện những nhiệm vụ nào?
Lao động tiền lương
Để được cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thì thợ kỹ thuật điện trên tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Nhiệm vụ của sỹ quan boong trực ca trên tàu biển Việt Nam là gì?
Lao động tiền lương
Thợ kỹ thuật điện trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?
Lao động tiền lương
Những chức danh thợ máy nào làm việc trên tàu biển Việt Nam?
Lao động tiền lương
Những thuyền viên trực ca trên tàu biển Việt Nam thực hiện nhiệm vụ gì?
Lao động tiền lương
Trên tàu biển Việt Nam có những chức danh thủy thủ nào?
Lao động tiền lương
Bếp trưởng trên tàu biển Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tàu biển Việt Nam
1,912 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào