Thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Tiêu chuẩn của các thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê như thế nào? Chế độ báo cáo của lực lượng tuần tra, canh gác đê ra sao?

Thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Theo Điều 3 Thông tư 01/2009/TT-BNN quy định tiêu chuẩn của các thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:

- Là người khoẻ mạnh, tháo vát, đủ khả năng đảm đương những công việc nặng nhọc, kể cả lúc mưa to, gió lớn, đêm tối.

- Có tinh thần trách nhiệm, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, quen sông nước và biết bơi, có kiến thức, kinh nghiệm hộ đê, phòng, chống lụt, bão.

Ngoài ra theo Điều 4 Thông tư 01/2009/TT-BNN quy định lực lượng tuần tra, canh gác đê có nhiệm vụ:

- Chấp hành sự phân công của Ban chỉ huy phòng, chống lụt, bão các cấp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên trách quản lý đê Điều.

- Tuần tra, canh gác và thường trực trên các điếm canh đê, khi có báo động lũ từ cấp I trở lên đối với tuyến sông có đê. Theo dõi diễn biến của đê Điều; phát hiện kịp thời những hư hỏng của đê Điều và báo cáo ngay cho Ban chỉ huy chống lụt bão xã, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều phụ trách tuyến đê đó và khẩn trương tiến hành xử lý giờ đầu theo đúng kỹ thuật đã được hướng dẫn.

- Tham gia xử lý sự cố và tu sửa kịp thời những hư hỏng của đê Điều, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều hoặc ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

- Canh gác, kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp Luật về đê Điều và phòng, chống lụt, bão và báo cáo ngay cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều.

- Đeo phù hiệu khi làm nhiệm vụ.

Thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)

Chế độ báo cáo của lực lượng tuần tra, canh gác đê thế nào?

Theo Điều 12 Thông tư 01/2009/TT-BNN quy định chế độ báo cáo của lực lượng tuần tra, canh gác đê như sau:

- Người tuần tra, canh gác đê trong khi làm nhiệm vụ phát hiện thấy có hư hỏng của đê Điều phải tìm mọi cách nhanh chóng báo cáo cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã để tiến hành xử lý kịp thời.

- Nội dung báo cáo:

+ Thời gian phát hiện hư hỏng;

+ Vị trí, đặc điểm, kích thước, diễn biến của hư hỏng và mức độ nguy hiểm;

+ Đề xuất biện pháp xử lý.

- Trường hợp xét thấy hư hỏng có khả năng diễn biến xấu, đội trưởng phải cử người tăng cường, theo dõi tại chỗ và cứ 30 phút phải báo cáo một lần.

Trường hợp hư hỏng có nguy cơ đe dọa an toàn của công trình, phải tiến hành xử lý gấp nhằm ngăn chặn và hạn chế hư hỏng phát triển thêm đồng thời phát tín hiệu báo động theo quy định khoản 2 Điều 7 Thông tư 01/2009/TT-BNN. Trong khi chờ lực lượng ứng cứu, những người được phân công theo dõi tuyệt đối không được rời vị trí được giao.

- Khi có sự cố xảy ra, ngoài việc theo dõi và tham gia xử lý, các đội tuần tra, canh gác đê vẫn phải bảo đảm chế độ tuần tra, canh gác đối với toàn bộ đoạn đê được phân công phụ trách.

Nội dung tuần tra canh gác kè bảo vệ đê thế nào?

Theo Điều 11 Thông tư 01/2009/TT-BNN quy định nội dung tuần tra canh gác kè bảo vệ đê như sau:

Khi mái kè chưa bị ngập nước:

- Kiểm tra mái kè; quan sát dòng chảy khu vực kè.

- Nếu phát hiện thấy hư hỏng phải:

+ Xác định vị trí, loại hư hỏng, đặc điểm và kích thước hư hỏng, mực nước sông so với đỉnh kè;

+ Đánh dấu bằng cách ghi bảng, cắm tiêu, bảng báo hiệu vị trí hư hỏng; thường xuyên theo dõi diễn biến của hư hỏng;

+ Báo cáo kịp thời và cụ thể tình hình hư hỏng cho đội trưởng, đội phó, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

Khi kè bị ngập nước:

- Tại những kè xung yếu, khi nước chưa ngập đỉnh kè, đội tuần tra, canh gác đê có nhiệm vụ cắm các hàng tiêu để quan sát sự xói lở của kè; các hàng tiêu có thể được cắm như sau:

+ Cắm tiêu dọc theo kè cách đỉnh kè 01 mét và vượt quá đầu và đuôi kè từ 20 mét đến 30 mét. Những vị trí xung yếu của kè cắm ít nhất từ 02 hàng tiêu trở lên. Khoảng cách giữa các tiêu từ 03 mét đến 04 mét, hàng nọ cách hàng kia từ 02 mét đến 2,5 mét. Tiêu cắm so le nhau;

+ Tiêu có thể được làm bằng tre, nứa hoặc gỗ …; dài từ 04 mét đến 05 mét; cắm sâu xuống đất và được đánh số thứ tự đầu đến đuôi kè.

- Theo dõi chặt chẽ các hàng tiêu đã cắm, khi phát hiện tiêu bị đổ phải kiểm tra và báo cáo ngay với đội trưởng, đội phó, cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

Khi lũ rút: Khi nước đã rút khỏi bãi và mái kè, người tuần tra phải xem xét tỷ mỉ từng bộ phận của kè, phát hiện hư hỏng xảy ra.

Sau mỗi đợt lũ các đội trưởng phải tập hợp tình hình diễn biến và hư hỏng của kè, báo cáo cán bộ chuyên trách quản lý đê Điều và Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão xã.

Lực lượng tuần tra
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thành viên thuộc lực lượng tuần tra, canh gác đê phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Lao động tiền lương
Tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác đê vào thời gian nào trong năm?
Lao động tiền lương
Lực lượng tuần tra, canh gác đê được trang bị dụng cụ, sổ sách như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lực lượng tuần tra
30 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lực lượng tuần tra

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lực lượng tuần tra

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào