Tháng 6 công chức có thông báo nghỉ hưu bỏ xét nâng ngạch?
Tháng 6 công chức có thông báo nghỉ hưu được bỏ xét nâng ngạch?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 04/2023/TT-BNV quy định như sau:
Bãi bỏ toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật
Thông tư số 03/2008/TT-BNV ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với cán bộ, công chức viên chức đã có thông báo nghỉ hưu.
Đồng thời, dẫn chiếu thêm Điều 2 Thông tư 04/2023/TT-BNV quy định về điều khoản thi hành như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 6 năm 2023.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Như vậy, từ các quy định trên từ ngày 25/06/2023 sắp tới đây, thực hiện xét nâng ngạch không qua thi đối với công chức đã có thông báo nghỉ hưu sẽ bị bãi bỏ.
Tháng 6 công chức có thông báo nghỉ hưu được bỏ xét nâng ngạch
Bây giờ công chức nào đang xét nâng ngạch không qua thi khi đã có thông báo nghỉ hưu?
Căn cứ theo Mục 1 Thông tư 03/2008/TT-BNV sẽ hết hiệu lực vào 25/06/2023 có quy định về đối tượng áp dụng xét nâng ngạch không qua thi như sau:
Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả cán bộ bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức) có quá trình cống hiến lâu dài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã có thông báo nghỉ hưu và đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên và tương đương (nhóm A1), ngạch chuyên viên chính và tương đương (nhóm A2) theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Phạm vi áp dụng
Việc thực hiện nâng ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức nói tại khoản 1 mục I Thông tư này được áp dụng trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau:
- Các cơ quan Nhà nước từ cấp huyện trở lên;
- Các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Các Hội và tổ chức phi Chính phủ, được Nhà nước giao biên chế.
Như vậy, trước khi Thông tư 03/2008/TT-BNV hết hiệu lực thì hiện nay công chức được xét nâng ngạch không qua thi bao gồm:
- Có quá trình cống hiến lâu dài, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đã có thông báo nghỉ hưu.
- Đang hưởng bậc lương cuối cùng hoặc đang hưởng bậc lương cuối cùng cộng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên và tương đương (nhóm A1), ngạch chuyên viên chính và tương đương (nhóm A2) theo quy định pháp luật.
Hiện tại đang áp dụng tiêu chuẩn và điều kiện xét nâng ngạch công chức như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, xét nâng ngạch công chức
...
2. Công chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này thì được xét nâng ngạch công chức trong các trường hợp sau đây:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Theo đó, công chức đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn sẽ được xét nâng ngạch công chức trong hai trường hợp:
- Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận
- Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật viên chức sửa đổi 2019) quy định như sau:
Nâng ngạch công chức
1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
2. Công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch cao hơn thì được đăng ký dự thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch.
3. Việc thi nâng ngạch, xét nâng ngạch phải bảo đảm nguyên tắc cạnh tranh, công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
4. Công chức trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch được bổ nhiệm vào ngạch công chức cao hơn và được xem xét bố trí vào vị trí việc làm tương ứng
Theo đó, việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu ngạch công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị và được thực hiện thông qua thi nâng ngạch hoặc xét nâng ngạch..
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?