Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với công chức theo quy định mới thuộc về ai?
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với công chức theo quy định mới thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 68a Nghị định 138/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 45 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tạm đình chỉ công tác đối với công chức
1. Công chức có thể bị tạm đình chỉ công tác trong các trường hợp sau:
a) Có hành vi vi phạm về phẩm chất đạo đức, lối sống gây ảnh hưởng tiêu cực, bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín tổ chức, cá nhân;
b) Có hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực thi công vụ;
c) Cố tình trì hoãn, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, không thực hiện công việc thuộc thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
d) Đang bị xem xét, xử lý kỷ luật mà cố ý không thực hiện yêu cầu của cấp có thẩm quyền trong quá trình xem xét, xử lý vi phạm của bản thân hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình, của người khác để tác động, gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý hoặc nếu để tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật;
đ) Đã bị xử lý kỷ luật đảng và đang trong thời gian chờ xem xét, xử lý chức vụ chính quyền mà nếu tiếp tục công tác sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
e) Có văn bản đề nghị tạm đình chỉ công tác của cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc của cơ quan khác có thẩm quyền;
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác:
a) Đối với công chức lãnh đạo, quản lý do người đứng đầu cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và quản lý thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.
b) Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức quyết định.
...
Theo đó, thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với công chức theo quy định mới thuộc về:
- Người đứng đầu cấp có thẩm quyền bổ nhiệm và quản lý thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền: Có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với công chức lãnh đạo, quản lý.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng công chức quyết định: Có thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Thẩm quyền tạm đình chỉ công tác đối với công chức theo quy định mới thuộc về ai? (Hình từ Internet)
Chế độ đối với công chức bị tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP, chế độ đối với công chức bị tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xử lý kỷ luật như sau:
- Trong thời gian tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có).
Trường hợp công chức chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
- Trường hợp công chức không bị xử lý kỷ luật thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định 112/2020/NĐ-CP.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Nội vụ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức ra sao?
Theo quy định tại Điều 72 Nghị định 138/2020/NĐ-CP (có cụm từ bị bãi bỏ bởi điểm b khoản 46 Điều 1 Nghị định 116/2024/NĐ-CP), Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công chức như sau:
- Xây dựng dự án luật, pháp lệnh về công chức để Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định về chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển đội ngũ công chức; phân công, phân cấp quản lý công chức và biên chế; vị trí việc làm và cơ cấu công chức; chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức; chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ khác đối với công chức; chính sách đối với người có tài năng; tiêu chuẩn chức danh và tuyển chọn công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, biệt phái, từ chức, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với công chức.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chức danh, tiêu chuẩn ngạch công chức, cơ cấu ngạch công chức; ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy chế thi tuyển công chức, xét tuyển công chức, quy chế tổ chức thi nâng ngạch công chức, nội quy thi tuyển công chức, xét tuyển công chức, thi nâng ngạch công chức, đánh giá công chức, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ, chức danh công chức lãnh đạo, quản lý.
- Quy định về lập hồ sơ, quản lý hồ sơ; số hiệu công chức; mã số các cơ quan hành chính nhà nước; thẻ công chức.
- Quản lý về số lượng và cơ cấu ngạch công chức.
- Có ý kiến với cơ quan quản lý công chức việc bổ nhiệm ngạch, xếp lương đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương.
- Hướng dẫn và tổ chức thống kê đội ngũ công chức trong cả nước; xây dựng và quản lý dữ liệu quốc gia về đội ngũ công chức.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ báo cáo về công tác quản lý công chức.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về công chức.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công chức theo phân cấp và theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?