Thẩm quyền quản lý cán bộ Bộ Tư pháp đã phân cấp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Thẩm quyền quản lý cán bộ Bộ Tư pháp đã phân cấp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 26 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định như sau:
Thu hồi hoặc tạm dừng thực hiện thẩm quyền đã phân cấp
Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi nội dung đã phân cấp hoặc yêu cầu tạm dừng việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tư pháp về công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự đến mức không thể tiếp tục phân cấp.
2. Đơn vị xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, không đảm bảo yêu cầu để phân cấp.
3. Các trường hợp khác do Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
Theo đó, Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi nội dung quản lý công chức đã phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị trong các trường hợp:
- Vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tư pháp về công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự đến mức không thể tiếp tục phân cấp.
- Đơn vị xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, không đảm bảo yêu cầu để phân cấp.
- Các trường hợp khác do Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
Thẩm quyền quản lý cán bộ Bộ Tư pháp đã phân cấp bị thu hồi trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Việc phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tư pháp gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định như sau:
Các nội dung phân công, phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Bộ
1. Tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế:
a) Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ và các đơn vị thuộc Bộ;
b) Thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức các đơn vị thuộc Bộ;
c) Vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức; vị trí việc làm, số lượng người làm việc (biên chế viên chức) và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp.
2. Tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức:
a) Tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch công chức, chức danh viên chức; tiếp nhận công chức, tiếp nhận vào làm công chức; tiếp nhận vào làm viên chức;
b) Tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, phân công, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ, giới thiệu ứng cử; điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí công tác; cho thôi giữ chức vụ; tạm đình chỉ, đình chỉ chức vụ, cho từ chức, miễn nhiệm; kỷ luật;
c) Cho thôi việc, chuyển công tác;
d) Nâng ngạch, chuyển ngạch, thăng hạng, chuyển chức danh;
đ) Cử công chức, viên chức tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Soạn thảo, Hội đồng, Tổ Biên tập;
e) Thực hiện chế độ tiền lương; chế độ hưu trí; nghỉ công tác không hưởng lương; nghỉ phép hàng năm; tinh giản biên chế và các chế độ, chính sách khác.
3. Ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Báo cáo, thống kê đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.
5. Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Các nội dung quản lý tổ chức cán bộ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, việc phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tư pháp gồm những nội dung sau:
- Tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế.
- Tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức.
- Ký kết và chấm dứt hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo, thống kê đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.
- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Các nội dung quản lý tổ chức cán bộ khác theo quy định của pháp luật.
Các Thứ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm gì trong việc quản lý cán bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định như sau:
Trách nhiệm của các Thứ trưởng
1. Quyết định, cho ý kiến các nội dung về công tác tổ chức cán bộ được Bộ trưởng phân công tại Quy định này theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng và pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ban cán sự đảng, Bộ trưởng về quyết định của mình.
2. Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ được phân công phụ trách; kịp thời báo cáo Bộ trưởng về tình hình quản lý cán bộ của các đơn vị được phân công phụ trách và những vấn đề cần chấn chỉnh, xử lý.
Theo đó, các Thứ trưởng Bộ Tư pháp có những trách nhiệm sau trong việc quản lý cán bộ:
- Quyết định, cho ý kiến các nội dung về công tác tổ chức cán bộ được Bộ trưởng phân công tại Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 theo đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục theo quy định của Đảng và pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ban cán sự đảng, Bộ trưởng về quyết định của mình.
- Chỉ đạo, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện công tác cán bộ của các đơn vị thuộc Bộ được phân công phụ trách.
- Kịp thời báo cáo Bộ trưởng về tình hình quản lý cán bộ của các đơn vị được phân công phụ trách và những vấn đề cần chấn chỉnh, xử lý.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi thành lập cho đến nay đã đổi tên mấy lần? Những điều CBCCVC là đảng viên không được làm là gì?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?