Thẩm quyền quản lý cán bộ Bộ Tư pháp đã phân cấp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Thẩm quyền quản lý cán bộ Bộ Tư pháp đã phân cấp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 26 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định như sau:
Thu hồi hoặc tạm dừng thực hiện thẩm quyền đã phân cấp
Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi nội dung đã phân cấp hoặc yêu cầu tạm dừng việc thực hiện thẩm quyền đã phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị trong các trường hợp sau:
1. Vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tư pháp về công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự đến mức không thể tiếp tục phân cấp.
2. Đơn vị xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, không đảm bảo yêu cầu để phân cấp.
3. Các trường hợp khác do Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
Theo đó, Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thu hồi nội dung quản lý cán bộ đã phân cấp cho Thủ trưởng các đơn vị trong các trường hợp:
- Vi phạm các quy định của Đảng, Nhà nước và của Bộ Tư pháp về công tác quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và nhân sự đến mức không thể tiếp tục phân cấp.
- Đơn vị xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ, không đảm bảo yêu cầu để phân cấp.
- Các trường hợp khác do Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định.
Thẩm quyền quản lý cán bộ Bộ Tư pháp đã phân cấp bị thu hồi trong trường hợp nào?
Việc phân cấp quản lý cán bộ Bộ Tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc phân công, phân cấp
1. Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng; tuân thủ đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ.
2. Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu được phân công, phân cấp trong công tác tổ chức cán bộ.
3. Phân cấp thẩm quyền quản lý tổ chức cán bộ phù hợp với mức độ tự chủ tài chính và năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị; đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức cán bộ và hoạt động của cơ quan, đơn vị.
4. Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quản lý tổ chức cán bộ của Bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp trong quản lý tổ chức cán bộ của Bộ.
5. Cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ về công tác tổ chức cán bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Theo đó, việc phân cấp quản lý cán bộ Bộ Tư pháp được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng;
- Tuân thủ đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức cán bộ.
- Thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, người đứng đầu được phân công, phân cấp trong công tác tổ chức cán bộ.
- Phân cấp thẩm quyền quản lý tổ chức cán bộ phù hợp với mức độ tự chủ tài chính và năng lực quản lý của các cơ quan, đơn vị;
- Đảm bảo nâng cao hiệu quả quản lý tổ chức cán bộ và hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quản lý tổ chức cán bộ của Bộ;
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp trên đối với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị được phân cấp trong quản lý tổ chức cán bộ của Bộ.
- Cơ quan, đơn vị, cá nhân chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp theo đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ về công tác tổ chức cán bộ; chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan cấp trên về việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ được phân công, phân cấp.
Việc phân cấp quản lý cán bộ Bộ Tư pháp gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quy định 117-QĐ/BCSĐ năm 2023, việc phân cấp quản lý cán bộ Bộ Tư pháp gồm những nội dung sau:
- Tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và biên chế;
- Tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức, viên chức;
- Ký kết, chấm dứt hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo, thống kê đội ngũ công chức, viên chức và người lao động.
- Kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về công chức, viên chức và người lao động; giải quyết khiếu nại và tố cáo.
- Các nội dung quản lý tổ chức cán bộ khác theo quy định của pháp luật.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?